Điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước sông cà lồ trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô; có diện tích tự nhiên 123.515 ha, gồm 9 đơn vị hành chính

(thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên và 07 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc) với 137 xã, phường, thị trấn

(110 xã, 12 thị trấn, 15 phường). Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm hành chính KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc:

- Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang - Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên

- Phía Đông Nam - Nam giáp với Thành phố Hà Nội - Phía Tây giáp với tỉnh Phú Thọ

Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

- Vùng núi cao có diện tích tự nhiên 64.500 ha, bằng 52,5% diện tích tự nhiên của tỉnh, chiếm phần lớn diện tích của huyện Lập Thạch, Sông Lô và Tam Đảo, 4 xã của huyện Bình Xuyên và một xã của thị xã Phúc Yên.

- Vùng trung du với diện tích tự nhiên 25.900 ha, chiếm phần lớn diện tích của huyện Tam Dương và Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, một phần các huyện Sông Lô, Lập Thạch và thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng này có lợi thế để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, phát triển cây công nghiệp cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng đồng bằng có diện tích tự nhiên 32.900 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và thuận lợi trong xây dựng kết cấu hạ tầng.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Vĩnh Phúclà tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, khí hậu trong năm được chia thành 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa(từ tháng 4 đến tháng 11), mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau). Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên các đặc điểm, khí hậu, thuỷ văn trong tỉnh có sự chênh lệch khá lớn giữa vùng đồng bằng và miền núi.

Nhiệt độ trên địa bàn tỉnh có sự chênh lệch lớn: vùng Tam Đảo, nằm ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình năm là 18,5oC, trong khi đó các vùng Vĩnh Yên có nhiệt độ trung bình năm là 24,2oC.

Có hai hướng gió chính đó là: Gió Đông Bắc và Đông Nam. Gió Đông Bắc hình thành và xảy ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Gió Đông Nam xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo nhiều hơi nước và gây mưa.

Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

3.1.1.4. Chế độ thủy văn

Tỉnh Vĩnh Phúc có mạng lưới sông, suối khá dày đặc, trong đó có 4 hệ thống sông lớn là Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy, Sông Cà Lồ.Chế độ thuỷ văn của sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy có ảnh hưởng lớn đến nguồn nước mặt, nước dưới đất trong tỉnh Ngoài các sông lớn trên, trong tỉnh còn có sông Phan, sông Cầu Tôn, sông Tranh, sông Đồng Đò và hàng trăm nhánh suối khác bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, núi Sáng Sơn. Mạng lưới sông suối ở vùng đầu nguồn thường dốc, lòng suối hẹp, thời gian tập trung nước nhanh, tốc độ dòng chảy vào mùa mưa rất lớn nên thường gây xói lở đất, lũ quét, sạt lở các công trình giao thông, thủy lợi và hạ tầng nông thôn.

Bên cạch đó, Vĩnh Phúc có nhiều đầm, vực tự nhiên lớn như đầm Vạc (Vĩnh Yên), đầm Rưng, vực Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường); đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc), đầm Riệu (Phúc Yên). Hồ nhân tạo như hồ Suối Sải, Bò Lạc (Sông Lô), hồ Đại Lải (Phúc Yên), hồ Thanh Lanh (Bình Xuyên), hồ Làng Hà, Vĩnh Thành, Xạ Hương, Phân Lân (Tam Đảo), hồ Vân Trục (Lập Thạch)…

Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy,…) tạo

nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước sông cà lồ trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)