Hiệu quả của LUT Số công LĐ
(công)
Giá trị ngày công
(1000đ) Đánh giá tổng hợp Cao (***) >550 > 200 ≥ 6* Trung bình: TB (**) 300 - 550 150 - 200 4*-5* Thấp (*) <300 <150 ≤3* (Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng, 2017)
* Đánh giá chung về hiệu quả xã hội, đối chiếu số liệu bảng tổng hợp hiệu quả xã hội các LUT của huyện Tân Uyên cho thấy:
LUT (Chuyên lúa) có công lao động tương đối đồng đều giữa 2 tiểu vùng, công lao động bình quân 505 công, GTNC bình quân là 108.000 đồng/công. Tiểu vùng 1 có giá trị công lao động cao nhất là 115.140 đồng/công, đánh giá tổng hợp mức độ 3*.
LUT (2 lúa – màu) có công lao động bình quân là 604 công, giá trị ngày công bình quân 139.100 đồng/công. Trong đó tiểu vùng 1 có số lượng ngày công cao nhất là 147.950 đồng/ công, đánh giá tổng hợp mức độ 4*.
LUT (Chuyên màu) cần đầu tư công lao động bình quân là 494 công, GTNC bình quân 133.300 đồng/công. Tiểu vùng 2 có công lao động cao hơn tiểu vùng 1 với 441 công và cũng là tiểu vùng có GTNC cao nhất 142.980 đồng/công, đánh giá tổng hợp mức độ 4*.
LUT (Cây ăn quả) cần đầu tư công lao động bình quân khá 430 công và có GTNC bình quân 238.300 đồng/công. Trong đó tiểu vùng 2 đầu tư công lao động nhiều nhất trong 2 tiểu vùng 441 công. Tiểu vùng 1 có GTNC cao nhất 250.290 đồng/công, đánh giá tổng hợp mức độ 5*. Trong tương lai cần phát triển loại hình sử dụng đất này.
LUT (Cây công nghiệp lâu năm) đầu tư công lao động với bình quân 477 công nhưng lại đem lại GTNC mức trung bình (bình quân 135.800 đồng/công). đánh giá tổng hợp mức độ 4*.
LUT (Cây công nghiệp ngắn ngày) có công lao động bình quân thấp 93 công và có GTNC bình quân thấp nhất 52.870 đồng/công đánh giá tổng hợp mức độ 3*.
Qua đó có thể thấy rằng cùng một loại hình sử dụng đất, hay cùng một kiểu sử dụng đất nhưng nếu đặt ở 2 tiểu vùng khác nhau thì có mức đầu tư công lao động cũng như GTNC khác nhau. Lý do có sự khác nhau ở đây là 2 vùng riêng của huyện có địa hình và điều kiện, tiềm năng khác nhau, nên công chăm sóc, làm đất, cày bừa khác nhau.