Rõ ràng là, mô hình điểm số đã loại bỏ đƣợc sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhƣợc điểm nhƣ đã không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình. Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chƣơng trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng.
5.2.3. Mô hình cấu trúc kỳ hạn rủi ro tín dụng
Đây là phƣơng pháp dựa trên các yêu tố thị trƣờng để đánh giá rủi ro tín dụng và phân tích “mức thƣởng chấp nhận rủi ro” (risk premiuns) gắn liền với mức sinh lời của khoản nợ công ty hay khoản tín dụng ngân hàng đối với những ngƣời vay có cũng mức độ rủi ro. Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đã xếp hạng các công ty phát hành trái phiếu thành 7 nhóm chính. Các nhóm khác nhau phản ánh mức vƣợt trội của lãi suất trái phiếu thuộc nhóm đó so với mức lãi suất trái phiếu kho bạc (trái phiếu không có rủi ro tín dụng).
Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu trƣờng hợp đơn giản về rủi ro tín dụng đối với ngân hàng khi mua trái phiếu kỳ hạn một năm, hay cấp tín dụng thời hạn một năm cho một khách hàng là công ty có rủi ro. Sau đó, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn đối với trái phiếu và tín dụng có thời hạn dài hơn. Trong mỗi trƣờng hợp, chúng ta sẽ thấy đƣợc rủi ro tín dụng (xác suất vỡ nợ) của ngƣời vay theo đánh giá của thị trƣờng là nhƣ thế nào.
Giả sử một ngân hàng yêu cầu mức thu nhập dự tín của trái phiếu công ty thời hạn một năm ít nhất là bằng với mức thu nhập của trái phiếu kho bạc kỳ hạn một năm. Gọi p là xác suất hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đối với trái phiếu công ty; nhƣ vậy, (1 - p) sẽ là xác suất vỡ nợ. Nếu ngƣời vay vỡ nợ, theo giả định, ngân hàng sẽ không nhận đƣợc gì. Gọi mức thu nhập của trái phiếu công ty kỳ hạn một năm là (1 + k), và của trái phiếu kho bạc là (1 + i); nhà quản trị ngân hàng sẽ đạt đƣợc kết quả nhƣ nhau khi đầu tƣ vào trái phiếu công ty hay trái phiếu kho bạc khi:
p(1 + k) = (1+i)
Điều này hàm ý, mức thu nhập dự tính của trái phiếu công ty bằng với mức thu nhập của trái phiếu không có rủi ro. Giả sử ta có: i = 10% và k = 15,8%, điều này hàm ý xác suất hoàn trả của trái phiếu đánh giá của thị trƣờng sẽ là:
p = (1+i)/(1+k) = 1,100/1,158 = 0.95 = 95%
Nếu xác suất hoàn trả là 0.95%, thì xác suất vỡ nợ của trái phiếu sẽ là (1-p) = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%. Từ đó suy ra, với xác suất vỡ nợ của trái phiếu công ty (hay khoản vay) là 5%, thì “mức thƣởng chấp nhận rủi ro” tƣơng ứng phải là 5,8%:
Δ = k – i = 15,8% - 10% = 5,8%
Rõ ràng là, khi xác suất hoàn trả (p) giảm, thì xác suất vỡ nợ (1-p) tăng, đòi hỏi mức chênh lệch giữa k và i sẽ tăng lên.
Từ phân tích trên, ta có thể mở rộng ví dụ để phù hợp hơn với một thực tế là: khi công ty vỡ nợ thì ngân hàng không bị mất toàn bộ gốc và lãi. Trong thực tế, ngân hàng vẫn có thể thu đƣợc một phần khỏa gốc ngay cả trong trƣờng hợp con nợ bị phá sản. Ví dụ theo nghiên cứu của Altman thì, khi trái phiếu đầu cơ (Junk bond) của công ty bị vỡ nợ, thì nhà đầu tƣ vẫn có thể thu hồi trung bình 40 cents trên một dollar. Một thực tế là, nhiều khoản tín dụng có quyền thu nợ bằng tài sản cầm cố hay thế chấp nếu ngƣời vay vỡ nợ; do đó, nếu gọi β là tỷ số thu hồi đƣợc gốc và lãi trong trƣờng hợp vỡ nợ. Ví dụ, đối với trái phiếu đầu cơ thì β xấp sỉ bằng 0,4.
Nhà quản trị ngân hàng sẽ đạt đƣợc kết quả nhƣ nhau khi đầu tƣ vào trái phiếu công ty hay trái phiếu kho bạc khi:
β(1 + k)(1 – p) + p(1 + k) = (1 + i)
Nhƣ vậy, nếu khoản tín dụng có bảo đảm bằng tài sản (β > 0), thì “mức thƣởng chấp nhận rủi ro” đối với tín dụng phải giảm trong mọi trƣờng hợp ứng với mức xác suất rủi ro là (1 – p). Bảo đảm tín dụng là phƣơng pháp kiểm soát rủi ro vỡ nợ, có vai trò thay thế trực tiếp “mức thƣởng chấp nhận rủi ro” trong việc ấn định mức lãi suất tín dụng. Để thấy đƣợc điều này, chúng ta tính “mức thƣởng chấp nhận rủi ro – Δ” nhƣ sau:
Δ = k – i = (1 + i)/( β + p – pβ) – ( 1 + i)
Theo ví dụ đang xét, khi i = 10% và p = 0.95, và nếu ngân hàng dự tính sẽ thu đƣợc 90% gốc và lãi nếu ngƣời vay vỡ nợ, tức là β = 0,9, thì “mức thƣởng chấp nhận rủi ro” chỉ còn 0,6% (Δ = 0,6%).
Một điều thật thú vị là, giữa β và p có thể thay thế hoàn hảo lẫn cho nhau, Điều này hàm ý, nếu một khoản tín dụng có hệ số β = 0,7 và p = 0,8 sẽ có “mức thƣởng chấp nhận rủi ro” bằng với một khoản tín dụng khác có hệ số β = 0,8 và p = 0,7. Một sự tăng bảo đảm tín dụng (β tăng) đƣợc thay thế trực tiếp bằng một sự tăng xác suất rủi ro vỡ nợ (p giảm).
2. Xác suất vỡ nợ của công cụ nợ dài hạn
Chúng ta có thể mở rộng sự phân tích để xác định rủi ro tín dụng ( hay rủi ro vỡ nợ) đối với các khoản tín dụng hay trái phiếu một năm, xác suất vỡ nợ ( 1- p) đƣợc xác định là:
(1 – p) = (1 + i)/ (1 + k)
(1 – p) = ( 1+ 0,100)/( 1 + 0,158) (1 – p) = 0,05
Giả sử nhà quản lý ngân hàng muốn tìm xác suất vỡ nợ đối với tín dụng hay trái phiếu có kỳ hạn hai năm. Để làm đƣợc điều này, nhà quản lý phải dự tín đƣợc xác suất xảy ra vỡ nợ của trái phiếu trong năm thứ hai dựa trên cơ sở xác suất không vỡ nợ trong năm thứ nhất. Xác suất xảy ra vỡ nợ trong một năm bất kỳ phải đƣợc tính dựa trên xác suất không xảy ra vỡ nợ trƣớc đó. Xác suất vỡ nợ của trái phiếu trong một năm bất kỳ đƣợc gọi là “xác suất vỡ nợ cận biên” ( Marginal Default Probability) của năm đó. Đối với trái phiếu kỳ hạn một năm, thì (1 – p1) = 0.05 vừa là xác suất vỡ nợ cận biên, vừa là xác suất vỡ nợ tích lũy Cp (hay tổng xác suất) của năm thứ nhất. Tuy nhiên, đối với khoản tín dụng hai năm, thì xác suất vỡ nợ cận biên của năm thứ hai ( 1 – p2) có thể khác so với xác suất vỡ nợ cận biên của năm thứ nhất (1- p1). Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu
phƣơng pháp để nhà quản lý ngân hàng có thể dự tín đƣợc p2, nhƣng trƣớc hết ta giả định: 1 – p2 = 0,07; nghĩa là:
1- p1 = 0,05 = xác suất vỡ nợ vào năm thứ nhất. 1- p2 = 0,07 = xác suất vỡ nợ vào năm thứ hai.
Xác suất không vỡ nợ của ngƣời vay tại bất cứ thời điểm nào kể từ bây giờ (thời điểm 0) đến cuối năm thứ hai sẽ là:
p1x p2 = (0,95) x(0,93) = 0,8835
Xác suất vỡ nợ tích lũy tại một thời điểm nào đó nằm ở giữa thời điểm bây giờ và thời điểm cuối năm thứ hai sẽ là:
Cp = 1 – (p1x p2)
= 1 – [(0,95) x(0,93)] = 0,1165
Trong đó, xác suất vỡ nợ tích lũy Cp là xác suất vỡ nợ của ngƣời vay trong suốt kỳ hạn của tín dụng hay trái phiếu dài hạn. Nhƣ vậy, đối với trái phiếu kỳ hạn hai năm sẽ có xác suất vỡ nợ tích lũy là 11,65%. Giả sử, hai loại trái phiếu chiết khấu kỳ hạn một năm và hai năm thuộc trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty, ta có thể tính đƣợc p2 từ việc phân tích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Chúng ta hãy quan sát đồ thị dƣới đây.
Nhìn vào đồ thị thấy rằng, khi kỳ hạn trái phiếu càng dài thì lãi suất trái phiếu chiết khấu của chính phủ và của công ty càng tăng. Nhiệm vụ của chúng ta là xác định xác suất vỡ nợ đối với trái phiếu công ty có kỳ hạn hai năm là nhƣ thế nào.
Trƣớc hết, hãy nhìn đƣờng lãi suất của trái phiếu chính phủ. Điều kiện để không xảy ra kinh doanh chênh lệch lãi suất là: thu nhập từ trái phiếu chiết khấu kỳ hạn hai năm phải bằng thu nhập dự tính từ việc đầu tƣ liên tiếp vào trái phiếu chiết khấu kỳ hạn một năm trong vòng năm thứ hai (lãi suất kỳ hạn của năm thứ 2 – forward rate):
(1 + i2)2 = (1 + i1)(1 + f1) Trong đó:
(1 + i2)2 = thu nhập từ trái phiếu chiết khấu có kỳ hạn 2 năm; trong ví dụ đang xét thì i2 = 11%.
(1 + i1)(1 + f1) = thu nhập của trái phiếu chiết khấu có kỳ hạn 1 năm, nhƣng đƣợc đầu tƣ liên tiếp trong hai năm; trong ví dụ đang xét thì i1 = 10%; và ta cần phải xác định giá trị của f1 là bao nhiêu.
Thay các số liệu thích hợp vào phƣơng trình trên ta tính đƣợc f1: 1+ f1 = (1 + i2)2/ (1 + i1) = (1,11)2/1,10 = 1,12
f1 = 12%
Mức lãi suất dự tính tăng từ 10% (i1) năm này lên 12% (f1) trong năm tiếp theo phản ánh mức lạm phát dự tính và các nhân tố khác trực tiếp ảnh hƣởng lên giá trị thời gian của tiền tệ.
Căn cứ và tuyến lãi suất của trái phiếu công ty, chúng ta cũng có thể tính đƣợc mức lãi suất kỳ hạn một năm (của năm thứ hai) của trái phiếu công ty. Tuyến lãi suất của trái phiếu công ty nói lên rằng, mức lãi suất của trái phiếu chiết khấu kỳ hạn hai năm là k2 = 18%. Gọi c1 là lãi suất kỳ hạn của trái phiếu công ty ở năm thứ 2, chúng ta có:
1+ c = (1+k2)2/(1+k1) = (1,180)2/1,158 = 1,202 Kết quả tính toán đƣợc trình bày tại bảng 1.3:
Loại Mức lãi suất áp dụng cho năm hiện hành
Mức lãi suất dự tính áp dụng cho năm tiếp theo
Trái phiếu chính phủ 10,0%/năm 12%/năm Trái phiếu công ty 15,8%/năm 20,2%/năm
Chênh lệch 5,8%/năm 8,2%/năm
Bảng 1.2. khung chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hình điểm số
Mức lãi suất dự tính của trái phiếu công ty kỳ hạn một năm là căn cứ để xác định xác suất hoàn trả nợ vay trong năm thứ 2 p2. Ta có:
P2 = (1+f1)/(1+c1) = 1,120/1,202 = 0,9318
Nhƣ vậy, xác suất dự tính xảy ra vỡ nợ trong năm thứ hai sẽ là: 1-p2 = 1 – 0,9318 = 0,0686 hay 6,82%
Một cách tƣơng tự, xác suất trả nợ của khoản tín dụng kỳ hạn một năm đƣợc thực hiện sau hai năm nữa sẽ là:
p3 = (1+f2)/(1+c1)
Trong đó, f2 là thu nhập dự tính của trái phiếu kho bạc thời hạn 1 năm đƣợc phát hành sau hai năm nữa. với cách làm nhƣ vậy, chúng ta có thể hình thành đƣợc toàn bộ cấu trúc kỳ hạn của xác suất vỡ nợ của trái phiếu công ty kỳ hạn 1 năm đƣợc phát hành kế tiếp nhau nhƣ sau:
Các xác suất vừa tính là xác suất cận biên trên cơ sở giả thiết là không có vỡ nợ xảy ra trƣớc đó. Chúng ta cũng có thể đề cập đến khái niệm “xác suất vỡ nợ tích lũy”, trên cơ cở đó, cho phép nhà đầu tƣ xác định đƣợc mức rủi ro tổng hợp trong suốt thời hạn đầu tƣ. Trong ví dụ đang xét, xác suất vỡ nợ tích lũy trong suốt 2 năm đầu tƣ sẽ là:
Cp = 1 – [(p1).(p2)] = 1 – [(0,95).(0,9318)] = 11,479%
Cũng nhƣ mô hình điểm số tín dụng, mô hình này cũng chứa đựng những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, ƣu điểm chủ yếu của phƣơng pháp này là cho phép nhà đầu tƣ biết đƣợc trƣớc mức độ rủi ro dự tính một cách rõ ràng dựa trên các yếu tố thị trƣờng. Hơn nữa, nếu thị trƣờng trái phiếu chiết khấu chính phủ và công ty là thanh khoản, thì có thể dễ dàng dự tính đƣợc rủi ro vỡ nợ trong tƣơng lai. Tuy nhiên, trong thực tế thị trƣờng trái phiếu chiết khấu công ty rất nhỏ bé, cho nên phƣơng pháp này tỏ ra chƣa hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng.
6. Những biểu hiện và các bƣớc xử lý nợ có vấn đề
Cho dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhƣng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn đƣợc thể hiện trên sổ sách là những khoản tín dụng có vấn đề. Tức là nợ xấu. Những khoản nợ xấu thƣờng bao gồm các trƣờng hợp:
- Ngƣời vay không thể trả nợ đúng hạn một hay nhiều kỳ.
- Tài sản bảo đảm tín dụng giảm đáng kể.
Những biểu hiện của nợ xấu ít nhiều là khách nhau trong các tình huống khách nhau, nhƣng một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề đƣợc nêu ra nhƣ sau:
Thứ nhất, Sự chậm trễ bất thƣờng và không có lý do trong việc cung cấp báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận; hoặc chậm trễ trong việc liên lạc lại với cán bộ tín dụng.
Thú hai, đối với tín dụng doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi bất thƣờng nào trong khấu hao, kế hoạch trả lƣơng và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập.
Thứ ba, đối với tín dụng doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức, hoặc thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm.
Thứ năm, thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biết là các chỉ tiêu nhƣ tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ số sinh lời trên vốn cổ phần (ROE), hay lợi tức trƣớc thuế và lãi suất (EBIT).
Thứ sáu, Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện thời), hay mức độ hoạt động (ví dụ chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn kho).
Thứ bảy, độ lệch của doanh thu hay lƣu chuyển tiền tệ so với kế hoạch khi mà tín dụng đã đƣợc cấp.
Thứ tám, những thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không có lý do đối với số dƣ tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng.
Các biểu hiện của tín dụng có vấn đề Các biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả
1. Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc thất thƣờng
1. Sự lụa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ. 2. Thƣờng xuyên sửa đổi thời hạn,
xin gia hạn tín dụng
2. Chinh sách cho vay phụ thuộc vào sự kiện xảy ra trong tƣơng lai (ví dụ sự hợp nhất)
3. Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ gốc giảm xuống một ít)
3. Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy trì số dƣ tiền gửi lớn.
4. Lãi suất tín dụng cao không bình thƣờng (để bù đắp rủi ro tín dụng).
4. Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng.
5. Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho không bình thƣờng
5. Tỷ số tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của ngân hàng
6. Tỷ số “nợ/vốn chủ sở hữu” tăng (hệ số đòn bẩy tăng).
6. Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sót và không đồng bộ.
7. Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng).
7. Tỷ số cho vay nội bộ cao (cán bộ công nhân viên, hồi đồng quản trị, ban tổng giám đốc, các cổ đông) 8. Chất lƣợng bảo đảm tín dụng thấp 8. Có xu hƣớng thái quá trong cạnh
tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng).
9. Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng
9. Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ.
tiền hay dự báo luồng tiền. các điều kiện môi trƣờng kinh tế. 11.Khách hàng dựa vào nguồn thu bất
thƣờng để trả nợ (ví dụ bán nhà xƣởng hay máy móc thiết bị)
Bảng 1 4: Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách tín dụng kém hiệu quả.
Vậy ngân hàng phải làm gì khi tín dụng có vấn đề? Các chuyên gia ngân hàng sẽ tìm ra các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề theo