Giải pháp công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng E - Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 56 - 62)

Chương 3 : XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING THỬ NGHIỆM

3.1. Giải pháp công nghệ

Hệ thống e-Learning trên mạng diện rộng của Đảng được xây dựng tại Ban Khoa giáo Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) nhằm đáp

ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo từ xa và các hoạt động công tác trên mạng cho các cán bộ của các cơ quan Đảng.

Hệ thống e-Learning được xây dựng trên cơ sở là một phân hệ phần mềm trong hệ thống thông tin tổng thể (Cổng điện tử) của Ban Tuyên giáo Trung ương, bao gồm các thành phần cơ bản sau:

• Các phần mềm hệ thống và hệ thống cơ sở dữ liệu

• Cổng thông tin điện tử (portal) của Ban Tuyên giáo Trung ương, cùng với các ứng dụng hiện có của Ban Tuyên giáo Trung ương,

• Hệ thống e-Learning, • Các công cụ tạo bài giảng

3.1.1. Các yêu cầu của hệ thống

Hệ thống mạng của Ban Tuyên giáo Trung ương hiện nay đang sử dụng song song cả hai hệ điều hành mạng là Window và Linux. Các ứng dụng phần lớn được xây dựng dựa trên công nghệ web-based với các hệ thống cơ sở dữ liệu MS SQL và MySQL.

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin cơ quan Đảng: “Tiếp tục thực hiện chủ trương sử dụng rộng rãi phần mềm nguồn mở trong các

dự án xây dựng hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng”[2], do đó việc lựa chọn giải pháp sử dụng các phần mềm mã nguồn mở cần được ưu tiên.

Dựa trên hệ thống hiện trạng và định hướng phát triển của Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin cơ quan Đảng, việc lựa chọn giải pháp xây dựng hệ thống e-Learning cần thoả mãn các yêu cầu sau:

• Giải pháp phải có độ tương tác cao, bảo đảm tích hợp được với hệ

thống hiện tại của Ban Tuyên giáo Trung ương, • Ưu tiên lựa chọn các phần mềm nguồn mở,

• Các giải pháp công nghệ tuân theo định hướng phát triển ứng dụng chung của Ban Chỉđạo Công nghệ thông tin cơ quan Đảng,

• Có thể cài đặt, phát triển trên cả hai môi trường Windows và Linux, • Không cần nâng cấp, thay đổi phái máy trạm. Người dùng chỉ cẩn sử

dụng các trình duyệt cơ bản, phổ biến,

• Hệ thống e-Learning phải mềm dẻo, có thể thêm bớt các chức năng một cách dễ dàng, hỗ trợ môi trường làm việc cộng tác mạnh mẽ, • Chuẩn e-Learning lựa chọn phải là chuẩn cơ bản, có tính phổ biến,

được hỗ trợ bởi nhiều tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế, • Đảm bảo môi trường tiếng việt,

• Dễ tích hợp các kỹ thuật tương tác, • Chủ động về cơ sở dữ liệu.

Hệ thống e-Learning được lựa chọn phải có tính độc lập, không phụ

thuộc vào portal. Hệ thống có thể chạy như một ứng dụng độc lập hoặc chạy như một ứng dụng của Cổng thông tin điện tử (portal) của Ban Tuyên giáo Trung ương và đáp ứng các yêu cầu sau:

• Hệ thống e-Learning kế thừa các dịch vụ cơ bản của một Portal như

LDAP, Email, DNS, Tìm kiếm… • Hỗ trợ chuẩn e-Learning cơ bản. • Hỗ trợ một số dịch vụ làm việc nhóm.

• Thể hiện nội dung bằng đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh).

3.1.2. Lựa chọn giải pháp

Căn cứ theo các yêu cầu của hệ thống và các phân tích chi tiết về các công cụ, sản phẩm, giải pháp xây dựng hệ thống e-Learning trên mạng diện rộng của

Đảng được lựa chọn cụ thể như sau:

• Môi trường hệ điều hành mạng: Không phụ thuộc vào môi trường hệ điều hành (có thể chạy được cả trên môi trường hệ điều hành nguồn mở Linux/RedHat và hệ điều hành mạng Microsoft Windows 2000 Server),

• Máy chủ Web (Web Server): Apache Tomcat, một webserver rất phổ

biến và có tính ổn định cao.

• Cổng thông tin điện tử (portal): Liferay Portal, cổng điện tử mã nguồn mởđược đánh giá cao nhất hiện nay,

• Hệ thống e-Learning: Sakai, hệ thống e-Learning phát triển trên mã nguồn mở có nhiều tính năng ưu việt, được nhiều tổ chức áp dụng và hỗ trợ rất mạnh môi trường cộng tác,

• Ngôn ngữ lập trình: Java, ngôn ngữ lập trình mạnh, được hỗ trợ bởi cả Liferay Portal và Sakai,

• Công cụ tạo bài giảng: ReLoad và một số công cụ multimedia phổ

• Chuẩn: SCORM (Sharable Content Object Reference Model), chuẩn phổ biến hỗ trợ hầu hết các chuẩn e-Learning,

• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL 4.1,

• Trình duyệt Web: Hỗ trợ MS Internet Explorer 6.0, Netscape 4.7, Firefox 1.0, trở lên,

• Mã tiếng Việt: Hỗ trợ Unicode chuẩn Việt Nam và Quốc tế (bộ mã chuẩn tiếng việt TCVN 6909: 2001).

Hình 3-1: Mô hình hệ thống e-Learning tại Ban Tuyên giáo Trung ương

Việc lựa chọn các công nghệ liên quan đến chuẩn e-Learning SCORM, cổng điện tử Liferay Portal, hệ thống e-Learning Sakai và công cụ tạo bài giảng Reload được phân tích chi tiết hơn ở các mục 2.4, 3.2, 3.3 và 3.4.

3.2. Cổng điện tử Liferay Portal

3.2.1. Giới thiệu tổng quan

Liferay Portal là một trong những giải pháp cổng điển tử mã nguồn mở

hàng đầu thế giới sử dụng các công nghệ mới như Java, J2EE (Java to Enterprise Edition) và Web 2.0 để phân phối các giải pháp cho cả hai lĩnh vực công cộng và cá nhân. Liferay Portal Enterprise có rất nhiều đặc điểm hữu dụng như CMS (Content Management System), tuân theo WSRP (Web Services for Remote Portlets), SSO (Single Sign On), hỗ trợ AOP (Aspect Oriented Programming), và nhiều công nghệ mới nhất khác.

3.2.2. Kiến trúc của Liferay

Liferay có một thiết kế kiến trúc rất rõ ràng dựa trên thực tế tốt nhất của J2EE, điều đó cho phép nó được sử dụng với một loạt các container khác nhau, từ những servlet container như Tomcat và Jetty cho tới những server tuân theo J2EE mạnh mẽ như BorlandES, JBoss, JOnAs, JRun, Oracle9iAS, Orion, Pramati, Sun JSAS, WebLogic và WebSphere.

Kiến trúc của Liferay cho các đặc điểm chính sau:

Kiến trúc dịch vụ hướng đối tượng (SOA viết tắt của Service Oriented Architecture): Liferay sử dụng kiến trúc dịch vụ hướng đối tượng (SOA) cho các thiết kế của mình và cung cấp các công cụ, framework đểđưa ra SOA cho các ứng dụng khác.

Bảo mật (Security): Liferay sử dụng các chuẩn công nghiệp, các công nghệ mã hõa cấp nhà nước bao gồm các giải thuật cao như DES, MD5 và RSA. Liferay được đánh giá là portal có độ bảo mật cao. • Đăng nhập một lần (Single Sign On): Liferay có thể tích hợp dịch vụ

đăng nhập một lần với các chương trình Yale CAS, JAAS, LDAP, Netegrity, Microsoft Exchange.... Trong đó, Yale CAS được tích hợp mặc định.

Kiến trúc nhiều tầng (Multi-Tier) và Limitless Clustering: Kiến trúc Liferay được phân thành các tầng: trình diễn (presentation), dịch vụ (service), tác nghiệp (business logic) và cơ sở dữ liệu (database). • Tính sẵn sàng cao (High Availability): Tính sẵn sàng cao trong thiết

kế cho phép bổ sung business logic bất kỳ một công nghệ nào tương

ứng và thích hợp.

Lưu các trang (Page Caching): Làm tăng hiệu quả của web với việc lưu (caching) toàn bộ nội dung của các trang web tĩnh.

Khả năng Hosting động (Dynamic Virtual Hosting) – Cung cấp cho thành viên khả năng sở hữu riêng các trang web.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng E - Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)