2.3.2. Các chuẩn/đặc tả e-Learning
Các chuẩn/đặc tả (sau đây gọi tắt là chuẩn) trong hệ thống e-Learning giúp giải quyết các vấn đề sau:
• Tính truy cập được (Accessibility): nếu sử dụng các hệ thống và nội dung tuân theo chuẩn thì rất dễ sử dụng nội dung ở mọi nơi bằng cách sử dụng trình duyệt (browser). Ngay cả các chuẩn không liên quan đến e-Learning như HTTP cũng giúp cho việc truy cập thông tin dễ dàng hơn nhiều.
• Tính khả chuyển (Interoperability): có khả năng truy cập nội dung từ mọi nơi, thậm chí không phụ thuộc vào các công cụ. Có thể sử
dụng các LMS/LCMS khác nhau để truy cập vào cùng nội dung. Ngược lại, với một LMS/LCMS có thể sử dụng nhiều nội dung tạo bởi các công cụ khác nhau.
• Tính thích ứng (Adaptability): các chuẩn cũng giúp việc đưa ra nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với từng tình huống, từng cá nhân.
• Tính sử dụng lại (Re-usability): các chuẩn giúp cho một nội dung học tập được tạo ra có thểđược sử dụng ở nhiều ứng dụng khác nhau.
• Tính bền vững (Durability): khả năng có thể sử dụng được các nội dung học tập khi công nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại
• Tính giảm chi phí (Affordability): Nếu nội dung và hệ thống tuân theo chuẩn, hiệu quả sẽ tăng rõ rệt, thời gian và chi phí sẽ giảm.
Các chuẩn trong e-Learning có thể được chia thành bốn nhóm chính: • Các chuẩn đóng gói (packaging standards): nhóm chuẩn này cho
phép ghép các nội dung được tạo bởi các công cụ khác nhau bởi các nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages). Các chuẩn này cho phép hệ thống quản lý nhập và sử dụng được các các khóa học khác nhau.
• Các chuẩn trao đổi thông tin (communication standards): nhóm chuẩn này quy định đối tượng học và hệ thống quản lý trao đổi thông tin với nhau như thế nào, cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng bài học đơn lẻ. Hơn nữa, có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá trình học tập của học viên.
• Các chuẩn metadata (metadata standards): nhóm chuẩn này quy
định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả các khóa học và các module của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại được khi cần thiết.
• Các chuẩn chất lượng (quality standards): Nhóm chuẩn này xác
định chất lượng của các module và các khóa học, kiểm soát toàn bộ
quá trình thiết kế khóa học cũng như khả năng hỗ trợ của khóa học.
2.3.2.1. Nhóm chuẩn đóng gói
Các chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học riêng rẽđể tạo ra một bài học, khóa học, hay các đơn vị nội dung khác, sau đó đưa vào sử dụng
và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống LMS/LCMS khác nhau. Các chuẩn này đảm bảo hàng trăm, hàng nghìn file được gộp lại và cài đặt đúng vị trí.
Chuẩn đóng gói e-Learning bao gồm:
• Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung duy nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các khóa học, các file HTML, ảnh, multimedia, style sheet, và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất.
• Thông tin mô tả tổ chức của một khóa học hoặc module sao cho có thể
nhập vào được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị
một menu mô tả cấu trúc của khóa học và học viên sẽ học dựa trên menu đó.
• Các kỹ thuật hỗ trợ chuyển các khóa học hoặc module từ hệ thống quản lý này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong.
Bảng sau mô tả một số chuẩn đóng gói hiện tại:
Chuẩn Mô tả
AICC (Aviation Industry CBT Committee)
Chuẩn AICC đòi hỏi phải có nhiều file, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp. Chuẩn này có thể thiết kế các cấu trúc phức tạp và không hỗ trợ sử dụng lại các module ở mức thấp.
IMS Global Consortium Đặc tả IMS Content and Packaging đơn giản hơn và chặt chẽ hơn. Đặc tả này được cộng đồng e-Learning chấp nhận và thực thi rất nhiều.
SCORM
(Sharable Content Object Reference Model)
Là đặc tả của ADL, kết hợp nhiều đặc tả khác nhau trong đó
có IMS Content and Packaging và bổ sung thêm Simple
Sequencing 1.0 của IMS.