Lược đồ khái niệm gói tin nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng E - Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 44 - 47)

Xây dựng một gói tin SCORM chính là tập hợp các file vật lý và xây dựng file Manifest cho gói tin nội dung đó. Manifest bao gồm bốn thành phần chính:

• Meta-data: mô tả toàn bộ gói tin nội dung

• Organization: chứa cấu trúc nội dung hoặc tổ chức nội dung áp dụng cho các tài nguyên học.

• Resources: định nghĩa những tài nguyên học nằm trong gói tin nội dung • (sub)Manifest(s): mô tả gói tin nội dung mức nhỏ hơn.

SCORM CAM cũng mô tả chi tiết các thẻ XML được sử dụng để mô tả

bốn thành phần chính trên của file Manifest.

SCORM định nghĩa hai Hồ sơ ứng dụng gói tin nội dung (Content Packet Application Profile) cho hai loại gói tin: gói tin tài nguyên và gói tin tập hợp nội dung.

2.4.5. Gói tin tài nguyên (Resource Package):

Hồ sơứng dụng gói tin tài nguyên SCORM định nghĩa cơ cấu để bao gói Asset và SCO mà không cung cấp bất kỳ thông tin nào về tổ chức, ngữ cảnh học hoặc phân loại. Bao gói tài nguyên học cung cấp một phương tiện để trao

đổi. Hồ sơ này được sử dụng để chuyển SCO và Asset từ hệ thống này sang hệ

thống khác. Vì không có cấu trúc và tổ chức nên những tài nguyên này không

được chuyển tới học viên mà chỉđược chuyển đổi giữa các hệ thống học.

2.4.6. Gói tin kết hợp nội dung (Content Aggregation Packet):

SCORM không có bất kỳ yêu cầu nào về cấu trúc nội dung. Người phát triển được tự do trong việc tập hợp các nội dung để tạo thành một cấu trúc bất kỳ. Hồ sơ ứng dụng tập hợp nội dung được sử dụng để nhóm tài nguyên học và cấu trúc nội dung. Đây là hồ sơ của các khoá học, module, bài học .... Gói tin tích hợp nội dung được sử dụng với mục đích để chuyển nội dung tới người sử dụng cuối cùng.

2.4.7. Meta-data

Meta-data cung cấp phương tiện để mô tả tài nguyên học và tập hợp nội dung. Các phần tử meta-data được chia thành 9 nhóm chính:

General: được sử dụng để mô tả những thông tin chung của các thành phần mô hình nội dung SCORM.

Life Cycle: mô tả những đặc tính liên quan đến lịch sử và trạng thái hiện tại của các thành phần mô hình nội dung SCORM và những người ảnh hưởng đến thành phần đó trong quá trình phát triển.

Technical: mô tả những yêu cầu và đặc tính kỹ thuật của các thành phần mô hình nội dung SCORM.

Educational: mô tả các đặc trưng sư phạm và giáo dục của một thành phần mô hình nội dung SCORM.

Rights: mô tả quyền sở hữu và những điều kiện để sử dụng một thành phần mô hình nội dung SCORM.

Relation: mô tả những đặc tính định nghĩa mối liên hệ giữa thành phần mô hình nội dung SCORM này và các thành phần khác.

Annotation: cung cấp những chú giải cho việc sử dụng thành phần mô hình nội dung này và những thông tin khi nào và ai tạo ra những chú giải này.

Classification: mô tả nơi mà một thành phần mô hình nội dung lỗi trong một hệ thống phân loại cụ thể.

Meta-data được sử dụng kết hợp với các thành phần mô hình nội dung SCORM để mô tả các thành phần này: meta-data của tập hợp nội dung, meta- data của cấu trúc nội dung, meta-data của Activity, meta-data của SCO, meta- data của Asset.

2.4.8. Sắp xếp và trình diễn trong SCORM

Sắp xếp và trình diễn trong SCORM cung cấp một cơ chế để trình diễn nội dung học theo một thứ tự và kịch bản định trước. Cơ chế này được thực hiện như sau:

• Đưa những thông tin sắp xếp nội dung vào nội dung gói tin khi thiết kế nội dung này.

• Một LMS SCORM sẽ thông dịch những thông tin sắp xếp thành một cây hoạt động (Activity Tree). Người sử dụng sẽ tương tác với nội dung học theo trình tựđược thể hiện theo cấu trúc cây hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng E - Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)