Thực tế triển khai WiMax tại Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mạng truy nhập không dây WiMax và khả năng ứng dụng tại Việt Nam (Trang 107 - 111)

CHƯƠNG 5 : KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG WIMAX TẠI VIỆT NAM

5.3. Thực tế triển khai WiMax tại Việt nam

Hiện nay, tại Việt Nam đã cấp phép thử nghiệm Fixed WiMax (theo chuẩn 802.16d - 2004) băng tần 3.3-3,4 GHz cho VNPT, Viettel, VTC, FPT. Trong thời gian tới, thử nghiệm Mobile WiMax (theo chuẩn 802.16e - 2005) trên băng tần 2.3- 2,4 GHz (Viettel, FPT, VTC) và 2,5-2,69 GHz (VNPT). Bước đầu thử nghiệm với độ rộng băng tần là 10MHz cho mỗi nhà cung cấp dịch vụ. Sau giai đoạn thử nghiệm, sẽ cấp phép chính thức độ rộng băng tần là 30 MHz cho mỗi nhà cung cấp dịch vụ.

5.3.1. VNPT triển khai thử nghiệm Wimax [43]

Giai đoạn 1 (Từ tháng 10/2006 đến tháng 9/2007): VDC (VNPT) đã cùng với Công ty Intel và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) đã thử nghiệm theo mô hình WiMax cố định trên băng tần 3,3 GHz (theo chuẩn 802.16d-2004) trong phạm vi thị xã Lào Cai và các xã vùng ven thị xã.

VDC và Intel tiến hành thử nghiệm cho 19 thuê bao với các mô hình khác nhau nhƣ cho trƣờng học, bệnh viện, quán cà phê Interrnet, hộ gia đình, điểm Bƣu điện Văn hoá xã (BĐVHX)… Dịch vụ đƣợc đƣa vào thử nghiệm là thoại và Internet tốc độ cao. Kết quả thu đƣợc trong thử nghiệm giai đoạn 1 là tốt.

Giai đoạn 2 (Bắt đầu từ tháng 10/2007): Triển khai mô hình WiMax cố định

tại bản Tả Van (cách thị trấn gần nhất là Sapa hơn 9 km). Việc lựa chọn bản Tả Van nhằm mục đích chứng minh rằng công nghệ WiMax là một công nghệ tối ưu khi triển khai tại những địa bàn phức tạp, nhiều đồi núi sông suối, nơi mà việc triển khai cáp truyền thống sẽ hết sức khó khăn.

(a) Sơ đồ thử nghiệm WiMax tại Lào Cai của VDC (VNPT)

(b) Sơ đồ thử nghiệm WiMax tại Lào Cai của VDC (VNPT)

Toàn bộ Tả Van gần nhƣ không đƣợc phủ sóng điện thoại di động và chỉ có hai đƣờng điện thoại PSTN vệ tinh IPSTAR (hay còn gọi là ThaiCom4) của ShinCorp đƣợc sử dụng để cung cấp kết nối Internet đến một mạng WiMax/WiFi. Đƣờng kết nối Internet sử dụng dịch vụ vệ tinh IPSTAR có tốc độ 2Mbps/512Kbps kết nối với một trạm gốc WiMAX tần số 3,3GHz của hãng Airspan. Trạm gốc WiMAX sử dụng một ăng- ten kết nối đa điểm phủ sóng toàn bộ bản Tả Van kết nối đến các điểm thử nghiệm.

Ở Tả Van có 11 điểm đã đƣợc kết nối, bao gồm một trạm y tế, một điểm Bƣu điện - Văn hóa xã, một trƣờng học, trụ sở hội đồng nhân dân và các hộ dân. Ngƣời dân tại khu vực trƣớc đây có mật độ điện thoại thấp nhất của Lào Cai giờ đây đã có khả năng tiếp cận các dịch vụ viễn thông tiên tiến nhất nhƣ truy nhập Internet tốc độ cao hay gọi điện thoại giá rẻ VoIP.

Qua thời gian thử nghiệm WiMax giai đoạn 2, VNPT cho rằng công nghệ WiMAX cố định đã chín muồi để đƣa vào triển khai trong thực tế với bất kỳ địa điểm vùng sâu vùng xa nào. Bên cạnh đó, WiMAX có thể kết hợp tốt với nhiều công nghệ truyền dẫn khác nhau (giai đoạn một sử dụng công nghệ truyền dẫn qua ADSL, giai đoạn hai sử dụng công nghệ truyền dẫn qua VSAT-IP).

Trong những tháng cuối năm 2007, VNPT sẽ tiếp tục triển khai WiMax tại Hà Nội, Tp. HCM với 3 trạm gốc kết nối PMP tới 30-50 địa điểm đầu cuối. Ngoài VNPT còn có VTC, Viettel và FPT đã tiến hành thử nghiệm Fixed WiMAX ở Hà Nội, Đà nẵng, Bắc Ninh và TP. Hồ Chí Minh.

5.3.2. Viettel triển khai thử nghiệm Wimax [44]

Giai đoạn 1 (Từ tháng 8/2006 đến tháng 9/2006): Viettel hợp tác với Motorola và PlanetComm để bắt đầu thử nghiệm theo mô hình Fixed Wimax trên băng tần 3,3GHz với 1 trạm phát sóng BTS cung cấp cho 10 khách hàng.

Giai đoạn 2 (Bắt đầu từ tháng 10/2006): Viettel hợp tác với NextNet, Alvarion triển khai mô hình Fixed Wimax với quy mô lớn hơn về số lượng, chủng loại bao gồm 10 trạm phát sóng BTS cung cấp cho 72 khách hàng là các doanh nghiệp, văn phòng, điểm truy cập dịch vụ internet như Cafe internet, hộ gia đình tại các quận trên địa bàn Hà Nội.

Trong thời gian thử nghiệm, Viettel phủ sóng Wimax trong bán kính 2km (trong điều kiện có nhà cao tầng) và bán kính 32km (trong điều kiện tầm nhìn tốt) với tốc độ truy cập từ 1 đến 3Mbps. Dung lƣợng các trạm đã lắp đặt có thể đáp ứng 3000 thuê bao sử dụng cùng lúc với tốc độ download, upload tối đa lên tới 10Mbps.

Nhờ công nghệ Wimax có nhiều điểm tƣơng đồng với dịch vụ điện thoại di động, nên Viettel dựa trên những ƣu thế về hạ tầng là các trạm BTS của mạng Viettel Mobile bao phủ khắp toàn quốc để cung cấp dịch vụ Wimax trong tƣơng lai. Trên nền Wimax, Viettel đảm bảo triển khai cung cấp đầy đủ các ứng dụng băng rộng, chất lƣợng cao với chất lƣợng khá tốt nhƣ: VoiP, Web, Video Conference, Video Streaming, Backhaul Wifi.

5.3.3. VTC triển khai thử nghiệm Wimax

Từ năm 2006, VTC đã hợp tác với hãng cung cấp thiết bị là Alvarion (Israel) để

tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ dựa trên mô hình Fixed WiMax ở 3 nhóm dịch vụ: Truy cập Internet, dịch vụ đa phương tiện (IPTV) và dịch vụ thoại IP Phone, thông qua 3 trạm phát sóng tại khu vực Lạc Trung, Vân Hồ, Hàm Long (Hà Nội) trên băng tần 2.3 GHz với độ rộng dải tần số 30 MHz.

Sau một năm thử nghiệm, phía VTC cho biết chất lƣợng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, VoD, VoIP tốt, dễ triển khai và ổn định. Do khả năng phủ sóng rộng nên số lƣợng trạm thu phát của WiMax chỉ bằng 1/3 của mạng 3G và ít hơn nhiều lần số lƣợng trạm của mạng di động GSM và CDMA.

VTC cũng đang tiếp tục thử nghiệm ở các thành phố khác ngoài Hà Nội nhƣ: Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và thời gian tới sẽ thử nghiệm theo mô hình Mobile WiMax.

5.3.4. FPT triển khai thử nghiệm Wimax

FPT Telecom thử nghiệm mô hình Fixed WiMax với 1 BTS và 8 thiết bị đầu cuối theo chuẩn 802.16d-2004. Tuy nhiên trong thời gian tới thì FPT sẽ thử nghiệm với cả 2 mô hình là Mobile WiMax (2,3 GHz) và Fixed WiMax (3,3 GHz). Theo FPT Telecom, thực tế thử nghiệm cho thấy, hệ thống IPTV, VoD hiện có của FPT

Telecom chạy trên nền WiMAX tốt, hình ảnh không bị giật, chơi game online không bị dừng hình, đặc biệt khi sử dụng điện thoại VoIP thông qua hệ thống WiMAX âm thanh không bị nhiễu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mạng truy nhập không dây WiMax và khả năng ứng dụng tại Việt Nam (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)