Sơ đồ tạo mã hóa chập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mạng truy nhập không dây WiMax và khả năng ứng dụng tại Việt Nam (Trang 92 - 95)

Bảng 4.1: Các tham số của mã hóa chập

”1”: Sử dụng đầu ra mã hóa chập. “0”: Không sử dụng đầu ra mã hóa chập

Phía thu sử dụng giải mã Viterbi để giải mã chập

- Interleaver (Xáo trộn khối): Kích thƣớc khối phụ thuộc vào số bit mã hóa trên một kênh con trong một symbol OFDM, Ncbps. Trong chuẩn 802.16, xáo trộn đƣợc thực hiện qua 2 đa thức. Đa thức thứ nhất thực hiện ánh xạ các bít mã hóa liền kề lên các sóng mang con không liền kề. Đa thức thứ 2 thực hiện ánh xạ luân phiên các bít mã hóa liền kề lên các bit MSB hoặc LSB của chòm sao, vì thế tránh đƣợc chuỗi các bít dài không phù hợp (toàn “0” hoặc “1”).

Ở đây s = ceil(Ncpc/2). Trong đó Ncpc = 1, 2, 4, 6 tƣơng ứng với PBSK, QPSK, 16QAM, 64QAM.

Ở phía thu sử dụng 2 đa thức sau:

- Modulator, Insert CP (Điều chế, chèn CP): Sử dụng điều chế PBSK, QPSK, 16QAM, 64QAM. Thực hiện việc chèn CP với G = 1/4, 1/8, 1/16, 1/32.

- OFDM Symbols : Các tham số đƣợc tính toán nhƣ sau: + Kích thƣớc FFT: NFFT = 256

+ Tần số lấy mẫu: Fs = floor(n*BW/8000)*8000 + Khoảng cách giữa các sóng mang f = Fs/ NFFT.

+ Thời gian hữu ích (chỉ tính phần dữ liệu) của symbol, Tb = 1/f

+ Thời gian của tiền tố lặp (CP) Tg = G.Tb. Trong đó G = 1/4, 1/8, 1/16, 1/32. + Thời gian tổng cộng symbol (dữ liệu + khoảng bảo vệ) Ts = Tb + Tg

- Channel Model (Mô hình kênh): Mô hình suy hao đƣờng truyền, nhiễu giao thoa đồng kênh và kênh cạnh nhau, nhiễu Gauss trắng (AWGN), kênh SUI-1 đến SUI-6, trải trễ đa đƣờng, Hiệu ứng Doppler, Kênh đa đƣờng Rician Rayleigh fading, …

Các khối còn lại ở phía thu thực hiện ngược lại với phía phát.

4.1.3. Các tham số khác thiết lập trong mô phỏng

- Bán kính cell: 7 km

- Độ cao anten phát BTS: 30 m

- Độ cao anten thu: 6m

- Góc mở chùm tia anten phát BTS: 1200

- Góc mở chùm tia anten thu: Vô hƣớng (omnidirectional)

- Phân cực: Đứng

- Phủ sóng 90% cell với mức độ tin cậy 99.9%.

4.2. KẾT CẤU CỦA CHƢƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG

Các File code matlab .m đƣợc sắp xếp trong cùng một thƣ mục: “Mo Phong Wimax”. File chính của chƣơng trình là “Wimax.m” sẽ yêu cầu ngƣời dùng nhập vào các tham số nhƣ: phƣơng thức điều chế, khoảng bảo vệ, mô hình kênh mô phỏng, độ rộng băng thông, số symbol mô phỏng,… Đồng thời file chính của chƣơng trình sẽ gọi tới tất cả các hàm con khác để đƣa ra đồ thị biểu diễn BER theo Eb/No dựa trên các tham số đã nhập vào khi chạy chƣơng trình.

Để chạy chương trình mô phỏng, chạy file Wimax.m trong thư mục “Mo phong WiMax” hoặc gõ lệnh “Wimax” trong cửa sổ command.

Sau đó chƣơng trình sẽ hiện ra menu chính để ngƣời dùng có thể lựa chọn mô phỏng BER theo EbNo của hệ thống WiMax nhƣ hình vẽ 4.3 dƣới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mạng truy nhập không dây WiMax và khả năng ứng dụng tại Việt Nam (Trang 92 - 95)