CHƢƠNG 1 E-LEARNING
b. Mô hình dữ liệu SCORM RTE
2.2. Nguyên tắc thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử
Bài giảng phải là tài liệu đào tạo có chất lượng cao, từ đó phải phân định rõ mục đích của bài giảng: Đào tạo hàn lâm hay đào tạo nghề, truyền đạt kỹ năng hay
kiến thức, việc làm này rất quan trọng, nó định hướng chính cho người soạn bài phát triển 1 bài giảng.
Đối với đào tạo hàn lâm, bài giảng phải đảm bảo được tính bao quát của kiến thức, đối tượng học phải là người có sự tiếp thu tốt, bài giảng mang nặng tính lý thuyết, định lý nguyên lý. Ngược lại so với cách đào tạo hàn lâm thì đào tạo nghề cần có bài giảng một cách chi tiết, có các minh hoạ tương đối trực quan, phải truyền đạt, huấn luyện được kỹ năng công việc cho người học một cách chính xác nhất
Để đảm bảo chất lượng của tài liệu giảng dạy thì bài giảng cần có tính thời sự điều này sẽ gây ra sự hứng thú và chú ý hơn của người học, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người học, đặc biệt là những bài học mang tính xã hội, cuộc sống, công nghệ. Bên cạnh đó tính tái sử dụng của bài giảng cũng phải được lưu ý, nhằm đảm bảo tính nhất quán và phát triển, giảm thiểu chi phí trong hệ thống E-Learning
Bài giảng phải được soạn hoặc tham gia bởi các chuyên gia có hiểu biết về E- Learning. Điều này rất có ý nghĩa khi quá trình đào tạo sẽ được kiểm tra bởi chính người học (khách hàng). Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia, những người phát triển bài giảng điện tử cần có các kỹ năng mới.
Đặc biệt cần phân định rõ sự khác biệt giữa bài giảng khi có người nghe trực tiếp (bài giảng truyền thống - mặt đối mặt) và bài giảng từ xa (qua mạng và các phương tiện nghe nhìn khác, đặc biệt là trong E-learning).