CHƢƠNG 1 E-LEARNING
e. So sánh DTD và XML Schema
2.5.4. Một số đánh giá về XML
Qua một số vấn đề vừa xem xét ở trên về ngôn ngữ XML, có thể rút ra một vài nhận xét đánh giá về XML như sau:
Điểm mạnh nhất của ngôn ngữ XML là cho phép tự định nghĩa các thành phần thẻ tuỳ theo mục đích sử dụng. Người ta có thể tạo ra các ngôn ngữ định dạng tuỳ biến dựa trên XML. Thực tế đã ra đời nhiều ngôn ngữ định dạng chuyên dụng dựa trên XML như: Định dạng trao đổi viễn thông (TIM – Telecommunication Interchange Markup), Ngôn ngữ định dạng dữ liệu sản phẩm (PDML – Product Data Markup Language), Trao đổi dữ liệu tài chính (IFX – Financial Exchange),...
Trong XML, dữ liệu và định dạng được lưu ở dạng text nên có thể dễ dàng cấu hình và thay đổi chúng bằng các trình soạn thảo thông thường. Mặt khác, do XML là dạng text nên có thể được truyền trên Web giống như HTML qua sử dụng HTTP mà không cần thay đổi mạng máy tính.
XML cung cấp cách lưu dữ liệu hiệu quả bằng việc kết hợp XML với định dạng CSS làm cho dung lượng tệp giảm đáng kể so với các tệp dữ liệu được lưu bằng các ứng dụng của Microsoft.
Dữ liệu trong tài liệu XML tự mô tả nội dung và ý nghĩa của nó. Dựa vào tên thẻ được đặt cho phần tử, ta có thể hình dung ra nội dung và cách dữ liệu muốn thể hiện.
XML không chỉ cho phép lưu dữ liệu vào tệp XML dựa trên thẻ mà còn tổ chức dữ liệu theo cấu trúc. XML cho phép các phần tử thẻ tích hợp với nhau tạo nên một cấu trúc dữ liệu phân cấp hoàn chỉnh.
Dữ liệu XML được phân tích, soạn thảo, thao tác đơn giản cùng với các phép toán được thực thi tại máy khách. XML theo mô hình DOM cho phép dữ liệu được thao tác với các lệnh scripting hoặc các ngôn ngữ lập trình khác.
Bên cạnh một số ưu điểm nêu trên thì XML vẫn còn một số nhược điểm như: Tài liệu XML bắt buộc phải hợp khuôn dạng và hợp lệ để trình duyệt có thể hiểu được. Trong HTML, ta có thể viết các thẻ HTML hỗn tạp không cần quan tâm
đến lỗi cú pháp vì trình duyệt sẽ chịu trách nhiệm phân tích thẻ và loại bỏ những thẻ không hợp lệ. Nhưng tài liệu viết bằng XML thì không được chấp nhận nếu ta viết sai cú pháp và trình duyệt sẽ không phân tích tài liệu cho đến khi tài liệu hoàn toàn đúng khuôn dạng và cú pháp.
XML là ngôn ngữ văn bản nên khi cần xử lý một dữ liệu kiểu số thì XML không thể sử dụng được kiểu nhị phân mà phải dùng một chuỗi ký tự để mô tả cho số đó.
XML không phải là ngôn ngữ xử lý dữ liệu mà chỉ là ngôn ngữ để tạo nên cấu trúc và mô tả dữ liệu nên tự XML không thể xây dựng nên ứng dụng.
Chương 3
CÀI ĐẶT CÔNG CỤ TRỢ GIÚP THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
Hiện nay ở một số trường Đại học đã xây dựng những mô hình bài giảng điện tử, chủ yếu là số hóa bài giảng nhằm xây dựng kho dữ liệu trực tuyến. Nhờ chúng mà giáo viên và sinh viên có thể cập nhập thông báo về chương trình học, trao đổi thông tin nhanh chóng. Đó là một hướng đi đúng đắn, theo kịp với trào lưu kĩ thuật số của thời đại.
Tuy nhiên trong thời kì hiện nay, khi E-learning đang trở nên phổ dụng, các chuẩn E-learning cũng từng bước được hoàn thiện. Tính phức tạp của hệ thống E- learning cũng được tăng lên. Chúng ta cũng không chỉ dừng lại ở việc số hóa bài giảng mà còn cần sắp xếp những bài giảng đó thành những khóa học E-learning thực sự, có cấu trúc, trước mắt là nhắm hỗ trợ tối đa cho những bài giảng trên lớp học.
3.1. Lựa chọn mô hình và công cụ thiết kế bài giảng
Có rất nhiều mô hình thiết kế bài giảng như đã nêu ở trên, vấn đề đặt ra cho người thiết kế bài giảng là lựa chọn cho mình mô hình phù hợp nhất, làm sao để truyền đạt được đúng nội dung và đối tượng học, nhất là với việc thiết kế bài giảng theo chuẩn trong E-learning.
Ta sẽ đi so sánh giữa các mô hình thiết kế bài giảng như đã nêu trong bảng 2.1 để từ đó lựa chọn được mô hình phù hợp nhất với tình hình sử dụng và phát triển E-learning của các hệ thống E-learning của chúng ta hiện nay, đặc biệt là cơ sở nơi tác giả đang công tác
Từ bảng 2.1 ở chương 2 có thể thấy rằng mỗi cấu trúc bài học đều có các điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, đều phù hợp cho các hoàn cảnh cụ thể. Cấu trúc bài học được cho là hấp dẫn và tối ưu nhất là cấu trúc bài học được phát sinh. Tuy nhiên đi kèm với những ưu điểm, cấu trúc bài học này lại rất khó xây dựng. Bên cạnh đó, cấu trúc bài học kiểu kiến thức từng bước cũng có các ưu điểm lớn và lập trình khá đơn giản, lại có tính hiệu quả cao, phù hợp với nhiều môn học, cho phép truyền tải thông tin đến nhiều đối tượng. Người học có thể đi theo từng bước hoặc có thể bỏ qua những giai đoạn không cần thiết. Lúc bắt đầu hoặc cuối mỗi bài giảng có thể thêm các bài kiểm tra và phân loại sinh viên.
Với các lý do trên, tác giả quyết định thử nghiệm xây dựng chương trình học theo cấu trúc bài học kiểu kiến thức từng bước. Cách thiết kế bài giảng này rất phù hợp và dễ dàng trong việc thiết kế theo các chuẩn thiết kế từng bước như: đặc tả, môđul, vv... .
Môn học tác giả chọn là môn học lập trình hướng đối tượng với C++. Môn học này được chú trọng giảng dạy tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong học kì V của năm thứ 3. Các bài giảng được đưa vào chương trình học là các bài giảng được số hóa và sẽ đưa lên website để sinh viên tham khảo trước khi vào học thực tế trên lớp.