Bài học kiểu cổ điển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 47)

CHƢƠNG 1 E-LEARNING

b. Mô hình dữ liệu SCORM RTE

2.3. Một số mô hình thiết kế bài giảng

2.3.1. Bài học kiểu cổ điển

Các bài học kiểu cổ điển, và rất nhiều các biến thể của nó, là mô hình cho hầu hết các khóa học WBT hiện nay. Đó là kiểu cài đặt WBT theo cách các giáo viên đã dạy trong nhiều năm qua.

Hình 2.7 Cấu trúc bài học kiểu cổ điển

Trong cấu trúc này, người học bắt đầu với phần giới thiệu bài học, sau đó sẽ tiếp tục với một loạt các trang có mức độ khái niệm và kỹ năng nâng cao dần. Sau khi đi hết trình tự này, người học sẽ gặp phần tóm tắt hay ôn tập tất cả các khái niệm, làm bài kiểm tra hoặc một hoạt động nào đó nhằm đánh giá xem họ có nắm được các đối tượng của bài học không.

2.3.2. Bài học hướng hoạt động

Có nhiều hoạt động phức tạp và đa dạng – tự bản thân chúng có thể tạo thành bài học. Để chuyển hoạt động thành bài học, cần đưa chúng vào ngữ cảnh và kết hợp vào cấu trúc tổng thể của khóa học.

Hình 2.8 Cấu trúc của bài học hướng hoạt động

Bài học hướng hoạt động được xây dựng dựa trên một hoạt động đơn lẻ mang tính chủ đạo. Sau phần giới thiệu vắn tắt, người học sẽ chuẩn bị cho hoạt động. Trang chuẩn bị sẽ cung cấp bất cứ những kiến thức và nền tảng cần thiết không được đề cập trong hoạt động chính. Sau phần hoạt động, người học sẽ tới trang Tổng kết, nơi tóm tắt và liên hệ những kiến thức mà người học có được sau hoạt động. Cuối cùng, người học làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ thành thạo của mình.

Giới thiệu Cơ bản Trung bình Nâng cao Tổng kết Ví dụ Bài tập Ví dụ Bài tập Ví dụ Thông tin tuần tự (Từ IBài 2 - Tổng quan về C++ Bài 1 - Các phong cách lập trình ) ) Bài tập ThTổ chức nội dung Bài 3- Lập trình hướng đối tượng ừ IMS) Kiểm tra Đánh giá

Giới thiệu Chuẩn bị HOẠT Tổng kết Kiểm tra ĐỘNG

2.3.3. Bài học hướng người học

Trong cấu trúc này, các bài học được phân nhánh theo kiến thức hoặc nhu cầu của từng người học. Mỗi người học nhận được lượng kiến thức thích hợp với mục đích học của họ. Cũng giống như các cấu trúc khác, cấu trúc bài học này bắt đầu với phần Giới thiệu và kết thúc với phần Tổng kết và Kiểm tra.

Hình 2.9 Cấu trúc bài học theo yêu cầu người học

Giữa phần mở đầu và phần kết thúc, cấu trúc bài học là sự xen kẽ nhau giữa những trang Lựa chọn và những trang nội dung thông thường. Trang Lựa chọn sẽ xác định tập trang Nội dung mà người học sẽ học. Trang Lựa chọn cung cấp một danh sách những đường dẫn để người học lựa chọn, hoặc cũng có thể kiểm tra người học và tự động chọn đường dẫn dựa vào kết quả.

Cấu trúc bài học theo yêu cầu người học rất khó để phát triển và kiểm tra nhưng nó có thể làm cho việc đào tạo trở nên hiệu quả và hoàn thiện hơn bằng cách giúp người học tìm kiếm những tài liệu phù hợp với những yêu cầu tức thời của họ.

Giới thiệu Lựa chọn nhánh kiến thức Chủ đề A Chủ đề B Chủ đề C Lựa chọn nhánh kiến thức Chủ đề F Chủ đề E Chủ đề D Kiểm tra Tổng kết

Sử dụng cấu trúc học này khi cần đào tạo những người học có nhu cầu, sở thích và mức độ kiến thức ban đầu khác nhau.

Mặc dù cấu trúc bài học kiểu này rất linh hoạt, nhưng nó cũng có những nhược điểm. Việc đào tạo có thể không thống nhất. Kiến thức học được của mỗi người là khác nhau và cũng khác nhau mỗi lần họ quay trở lại bài học. Người học sẽ khó khăn trong việc tra cứu kiến thức.

2.3.4. Bài học kiểu kiến thức từng bước

Trong bài học kiểu kiến thức từng bước, người học bỏ qua những bài học mà họ đã biết. Họ thực sự bắt đầu với các bài học tại ngưỡng kiến thức mà họ chưa biết, và tham gia đến cuối khóa học, hoặc cho đến khi đạt được mục đích.

Hình 2.10 Cấu trúc của bài học kiến thức từng bước

Ta sử dụng cấu trúc bài học kiểu kiến thức từng bước khi cần quản lý những người học có trình độ kiến thức hay kĩ năng ban đầu khác nhau. Thông thường người học không đủ kiên nhẫn để học lại những kiến thức mà họ đã biết rõ. Cấu trúc này cho phép những người học có trình độ bỏ qua những phần quá cơ bản so với yêu cầu của họ.

Cấu trúc này cho phép người học bỏ qua những kiến thức hay kĩ năng mà họ đã biết. Sau phần Giới thiệu, người học bắt đầu với một chuỗi các bài kiểm tra với độ khó tăng dần. Mỗi bài kiểm tra sẽ kiểm tra những kiến thức hay kĩ năng ở mức độ cao hơn những bài trước. Người học tiếp tục phần kiểm tra cho đến khi họ không qua được một bài kiểm tra nào đó. Lúc này người học sẽ được đưa đến một chuỗi

Giới thiệu Kiểm tra

Kiểm tra... Kiểm tra Chủ đề 1 Chủ đề ... Chủ đề n Tổng kết Kiểm tra

các chủ đề nội dung tương đương. Theo cách này, mỗi người học sẽ bắt đầu trình tự các bài học tùy thuộc vào khả năng của họ. Ở cuối trình tự, người học sẽ xem một bản Tổng kết và làm bài kiểm tra toàn bộ nội dung kiến thức của các bài học.

2.3.5. Bài học kiểu khám phá

Trong cấu trúc bài học kiểu khám phá, người học sẽ tự tìm kiếm kiến thức cho mình. Người học được giao mục tiêu và một tập các tài liệu điện tử. Họ phải khám phá để đạt được mục đích. Người học có thể được cung cấp những công cụ định hướng để hỗ trợ cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Cấu trúc này thường được gọi

là những bài giảng không theo trình tự.

Sau phần giới thiệu vắn tắt, người học đến trang chủ để bắt đầu bài học. Từ đây người học có thể truy cập tới các liên kết tài liệu, cơ sở dữ liệu hay những mảng kiến thức để tìm câu trả lời hoàn thành mục tiêu của bài học. Người học có thể dựa vào trang Danh mục (Index) để duyệt những đích đã định sẵn. Sau khi hoàn thành mục tiêu, người học sẽ xem phần Tổng kết và làm bài Kiểm tra.

Người ta thường sử dụng cấu trúc bài học kiểu khám phá để dạy cho người học cách tự học. Với cấu trúc này người học có thể:

 Đạt được những mục đích học tập của riêng mình.

 Học được cách định hướng trong một website, những tài liệu điện tử hay cơ sở dữ liệu trực tuyến có cấu trúc phức tạp.

Hình 2.11 Cấu trúc của bài học kiểu khám phá

2.3.6. Bài học được phát sinh

Bài học được phát sinh đáp ứng một bài học khác nhau cho mỗi người học dựa trên câu trả lời của một bài kiểm tra hay một bản thăm dò được đưa ra vào đầu bài học.

Sau phần giới thiệu ngắn gọn, người học làm một bài kiểm tra hay điền vào bản thăm dò yêu cầu. Bộ kiểm tra phân tích các câu trả lời của người học, sắp xếp một trình tự các chủ đề phù hợp với từng người học riêng biệt. Bài học sẽ kết thúc với phần tóm tắt và kiểm tra.

Bài học được phát sinh rất hữu ích trong việc đáp ứng các bài học phù hợp với từng người học riêng biệt. Sử dụng bài học được phát sinh khi bạn phải đào tạo một nhóm người học không có nhiều thời gian học hay không đủ kiên nhẫn với những nhu cầu khác nhau, mức độ kiến thức khác nhau. Cũng có thể sử dụng nó khi cần cung cấp một cái nhìn tổng quan về kĩ năng và kiến thức. Bài học được phát sinh về mặt sư phạm và kĩ thuật rất khó để xây dựng nhưng lại đáng giá với những nỗ lực đã bỏ ra. Có thể tiết kiệm cho người học rất nhiều thời gian bằng việc dạy cho họ chỉ những cái họ cần.

Giới thiệu

Danh mục Trang chủ Tổng kết Kiểm tra

Hình 2.12 Cấu trúc của bài học được phát sinh

2.3.7. So sánh các phương pháp thiết kế bài giảng

Qua các cấu trúc bài học được giới thiệu ở trên ta có thể nhận thấy mỗi kiểu thiết kế bài học đều có các ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp thiết kế cần lựa chọn phương pháp làm sao cho phù hợp nhất với yêu cầu đặt ra

Cấu trúc bài học Mục tiêu cơ bản

Kiểu cổ điển Dạy những kiến thức và kĩ năng cơ bản theo cách an toàn, tin cậy nhưng nhàm chán.

Hướng hoạt động Dạy những khái niệm phức tạp, những kiến thức đòi hỏi nhiều tương tác với máy tính hay những người học khác, bài học này phù hợp với cấu trúc kiến thức ngắn gọn, có minh hoạ cụ thể.

Theo yêu cầu người học

Để người học tối ưu hóa việc đào tạo theo những nhu cầu cá nhân của họ. Đặc biệt thích hợp cho những người học có nhu cầu, sở thích, trình độ khác nhau.

Kiểu kiến thức từng bước

Cho phép những người học ít kiên nhẫn bỏ qua những chủ đề mà họ đã biết.

Kiểu khám phá Dạy người học cách tự học, phát triển kĩ năng điều hướng trong nguồn thông tin điện tử phức tạp.

Kiểm tra Tổng kết Chủ đề C Chủ đề B Chủ đề E Chủ đề A Chủ đề D Chủ đề G Chủ đề H Chủ đề F Chủ đề I Giới thiệu Kiểm tra

Được phát sinh Tối ưu hóa việc học cho những người học có những yêu cầu đặc biệt và không có nhiều thời gian hay tính kiên nhẫn để học lại những chủ đề mà họ đã biết.

Thiết kế và lập trình khóa học kiểu này rất phức tạp. Bảng 2.1 So sánh các phương pháp thiết kế bài giảng

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy cấu trúc bài học hấp dẫn và tối ưu nhất là cấu trúc bài học được phát sinh. Tuy nhiên đi kèm với những ưu điểm, cấu trúc bài học này lại rất khó xây dựng. Từ đó ta thấy cấu trúc bài học kiểu kiến thức từng bước lập trình khá đơn giản, lại có tính hiệu quả cao, phù hợp với nhiều môn học, phù hợp với sự vận hành qua mạng E-Learning nhất.

2.4. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử [2]

Tổng quan về quy trình thiết kế bài giảng điện tử được trình bày qua các bước: thiết kế đặc tả, thiết kế tổng thể, thiết kế môđul, tạo lập và đảm bảo chất lượng môđul.

Thiết kế đặc tả : Nhằm xác định mục đích đào tạo của môn học, của bài học dựa trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng của tài liệu giảng dạy, trong thiết kế giai đoạn này sẽ đưa ra quyết định lựa chọn tài liệu nào sẽ được lựa chọn để sử dụng cho toàn bộ bài học, khoá học

Thiết kế tổng thể: Lựa chọn thứ tự và các cách thức biểu diễn, trình bày và đưa vào các bài kiểm tra, đánh giá, trong giai đoạn thiết kế tổng thể toàn bộ mô hình sẽ được tuân theo đặc tả từ bước trước đó để đảm bảo tính nhất quán của quy trình

Thiết kế môđul: Xác định các tài liệu và cách thức thể hiện nó như thế nào trong từng môđul, bước này có tính chất quyết định hình thức về bài giảng

Tạo lập môđul: Bước này sẽ tiến hành xây dựng các minh hoạ, thiết kế đa phương tiện và thiết kế giao tiếp với người học cũng như đánh giá kế quả của quá trình học đó. Đây là bước tiến hành chi tiết và cụ thể của bước trên, tất cả nội dung và cách thức tiến hành phải đảm bảo thống nhất với bước thiết kế tổng thể

Thực hiện đảm bảo chất lượng: Đây là bước rất quan trọng, được tiến hành để kiểm tra toàn bộ tài liệu ở bước trên

Với các yêu cầu và quy trình trên, các công cụ thiết kế bài giảng phải được lựa chọn đảm bảo làm tăng năng suất của tác giả soạn bài, phải hỗ trợ quy trình sư phạm và phân phát bài giảng trong hệ thống E-Learning.

2.5. Công nghệ XML [10]

2.5.1. Giới thiệu

XML được triển khai nhờ sự đóng góp của rất nhiều các cá nhân và tổ chức trong mười năm qua. Trước đó ta có SGML (Standard Generalised Markup Language), một ngôn ngữ quốc tế rất phức tạp, dùng để diễn tả tài liệu đa dạng và có cấu trúc rất phức tạp và khó hiểu mặc dù nó là công cụ rất mạnh.

Sau đó Tim Berners-Lee đã xây dựng lên ngôn ngữ HTML là một phần nhỏ của SGML rất dễ dùng. Sự thành công của HTML đã làm cho cộng đồng WWW phát triển một cách vượt bậc. Tuy nhiên, đến khoảng những năm 1995 người ta bắt đầu thấy sự giới hạn của HTML mặc dù nó được Netscape, Microsoft hỗ trợ rất tốt, và cùng với đó là sự thịnh hành của Web.

Mùa hè 1996, Jon Bosak ở Sun Microsystem khởi đầu nhóm cộng tác (working group) W3C SGML, bấy giờ được gọi là nhóm XML. Mục đích của nhóm là đơn giản hóa SGML để nó dễ dùng như HTML mà đồng thời mạnh mẽ, linh động. Ông muốn XML hội các điều kiện sau:

 Đơn giản đủ cho lập trình viên áp dụng, có thể được xây dựng trên 1 trình soạn thảo bất kỳ

 Không giới hạn trong tiếng Anh của nước Mỹ

 Dễ cho Search Engine (như Yahoo, AltaVista, Infoseek vv...) sắp loại

Bản đặc tả thử nghiệm đầu tiên của XML được phát hành vào tháng 11 năm 1996, và sau đó là rất nhiều phiên bản được ra đời. Tháng 7 năm 1997 Microsoft đưa ra áp dụng thật sự đầu tiên của XML, Channel Definition Format (CDF). Họ dùng CDF để xuất bản các trang Web đến những khách đã đóng tiền tháng (subscribers). CDF là một phần của Internet Explorer 4.0. Tháng năm 1997 Microsoft và Inso Corporation xuất bản XSL (Extensible Style Language) để làm Style Sheet diễn tả cách trình bày một trang XML.

Đến tháng 2 năm 1998 W3C phê chuẩn cho chính thức thi hành phiên bản 1.0 của đặc tả XML.

XML là viết tắt của cụm từ Extensible Markup Language - XML có thể coi là 1 siêu ngôn ngữ khắc phục những hạn chế của HTML trong việc trao đổi dữ liệu và tính phức tạp, khó hiểu của SGML. XML là sự tổng hợp của 3 công nghệ: đánh dấu văn bản, trao đổi dữ liệu, và WWW.

XML là một siêu ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ cụ thể, đặc điểm chính của XML là:

 Xác định các luật đánh dấu văn bản như thế nào. XML không định nghĩa trước các thẻ dùng trong đánh dấu văn bản.

 Cung cấp khả năng để quy định một Document Type Definition (DTD) để ràng buộc việc đánh dấu cho phép trong một lớp tài liệu mà thôi.

 Hỗ trợ Unicode hoàn toàn, tức là hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.

 XML có nhiều luật khác nhau mà một một tệp XML bắt buộc phải tuân theo trong đó 3 luật sau quan trọng nhất:

+ Thông tin được biểu diễn thông qua các đơn vị gọi các tài liệu XML.

+ Một tài liệu XML chứa một hay nhiều hơn các thành phần.

+ Một thành phần có tên, nó được xác định trong tài liệu thông qua việc đánh dấu tường minh, nó có thể chứa các thành phần khác và có các thuộc tính đi kèm.

2.5.2. Trang tài liệu XML

Một trang XML là một tập hợp các thẻ tuỳ theo người viết tự định nghĩa. Mặc dù chúng ta có thể đặt ra bao nhiêu thẻ cũng được, nhưng mỗi trang XML cần phải theo một số qui luật định trước để được xem là 1 trang chuẩn và thực thi được. Nếu một trang XML không chuẩn thì coi như không thực thi đuợc, không có chương trình xử lý nào sẽ chịu làm việc với dữ liệu bên trong của nó. Do đó một trang XML cần phải theo đúng các qui luật sau đây:

Trang XML phải bắt đầu bằng câu khai báo XML (XML declaration)

 Mỗi bộ phận, gọi là "element" phải nằm giữa một cặp thẻ (Thẻ pair).

 Một trang XML phải có một element độc nhất chứa tất cả các elements khác. Đó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)