.9 Mô hình dữ liệu HOLAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích dữ liệu phục vụ công tác quản lý đào tạo tại trường CĐSP hưng yên (Trang 32 - 37)

Lưu trữ các khối trong cấu trúc HOLAP là tốt nhất cho các truy vấn tổng hợp dữ liệu thường xuyên dựa trên một lượng lớn dữ liệu cơ sở.

Lợi ích của việc lƣu trữ trong cấu trúc HOLAP là:

Lấy dữ liệu trong khối nhanh hơn bằng cách sử dụng truy vấn tốc độ cao của

MOLAP.

Tiêu thụ ít không gian lưu trữ hơn MOLAP.

Tránh trùng lắp dữ liệu.

Kỹ thuật HOLAP đã giải quyết một số thách thức của việc thực thi MOLAP. Kỹ thuật này là một phương pháp ghép, trong đó các tập hợp ở mức cao hơn mà đã được truy cập thì thường được lưu trữ ở máy chủ và nhiều thông tin có thể chia tách thì được lưu trữ ở trong KDL. Kỹ thuật này đã được phát triển để tăng cường việc xác định các khối lớn hơn mà không ảnh hưởng đến thời gian xây dựng nó. Việc thiết kế khối có thể bổ sung các chi tiết hoặc chiều vào trong khối mà không làm tăng chi phí tổng thể của MOLAP [14].

1.4.3.4. So sách các mô hình:

Các mô hình lưu trữ tiêu biểu hỗ trợ OLAP được thể hiện ở bảng sau [1]:

Bảng 1.4 So sánh tổng hợp ba mô hình lưu trữ tiêu biểu hỗ trợ OLAP:

MOLAP ROLAP HOLAP

Lưu trữ dữ liệu cơ sở Khối Bảng quan hệ Bảng quan hệ

Lưu trữ thông tin tổng hợp Khối Bảng quan hệ Khối

Hiệu suất thực hiện truy vấn Nhanh nhất Chậm nhất Nhanh

Tiêu thụ không gian lưu trữ Nhiều Thấp Trung bình

Chƣơng 2. NHU CẦU PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG CĐSP HƢNG YÊN

Giới thiệu vai trò của CNTT trong dạy và học, công tác quản lí đào tạo; thực trạng ứng dụng CNTT tại trường CĐSP Hưng Yên; thực trạng và nhu cầu phân tích dữ liệu đào tạo tại của trường CĐSP Hưng Yên; ý nghĩa việc nghiên cứu để tìm ra quan hệ giữa kết quả tuyển sinh với kết quả học tập của HSSV.

2.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong công tác đào tạo

2.1.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy và học

Sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT, đã đặt ra cho giáo dục nhiều yêu cầu cấp bách. Đó là, giáo dục phải trang bị cho người học khả năng học tập suốt đời mà kỹ năng tìm kiếm thông tin, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề là cần thiết nhất trong một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng. Nhiều chính sách và chiến lược giáo dục đã được đổi mới nhằm giúp cho người học thích nghi với sự thay đổi, tăng cường tư duy sáng tạo và khả năng ứng dụng tri thức tiên tiến để giải quyết các vấn đề thời đại. Ứng dụng CNTT trong giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách nêu trên là một trong số các lựa chọn ưu tiên của hầu hết hệ thống giáo dục trên thế giới. Nhiều quốc gia trên thế xem kiến thức và kỹ năng về CNTT (cùng với khả năng biết đọc, biết viết và tính toán) như là những thành tố cơ bản của giáo dục. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục không chỉ dừng lại ở

mức độ xem CNTT như là một công cụ hỗ trợ một quá trình cụ thể (dạy và học hay

quản lý) mà CNTT phải được tích hợp xuyên suốt mọi thành tố của hệ thống giáo dục: từ chiến lược, chính sách, kế hoạch cho đến việc triển khai trong từng hoạt động cụ thể trên lớp; đến việc đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên, cán bộ quản lý các cấp...[8]

Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học; phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội; đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo... là những nỗ lực của toàn ngành giáo dục nhằm tạo bước đột phá về chất trong công cuộc cách tân giáo dục.

Dạy học là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài

người. Dạy học là một bộ phận của giáo dục – đó là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức thực tiễn, để trên cơ sở đó, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách theo mục đích giáo dục.

Giáo dục và dạy học là hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội. Do đó, trình độ khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT, phát triển buộc giáo dục cần được cải tổ để có thể tạo ra và tái tạo lại sức lao động xã hội mới nhằm tạo động lực mọi cho tiến bộ xã hội trên nhiều lĩnh vực.

Ứng dụng ICT vào hoạt động dạy học nhằm giúp trang bị cho người học những tri thức; kỹ năng, kỹ xảo; nhân sinh quan và các phương pháp giải quyết vấn đề. Trên nền tảng ấy, cá nhân có khả năng gia nhập vào cuộc sống xã hội một cách có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bản sắc văn hoá dân tộc. Ứng dụng CNTT trong giáo dục không chỉ đơn thuần là đưa CNTT vào dạy học trong nhà trường như là một môn học hay như là phương tiện dạy học. Trong lịch sử phát triển của mình, việc ứng dụng ICT trong giáo dục cũng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển [3].

Ngày nay, vấn đề ứng dụng ICT đã được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm và đã trở nên một vấn đề toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước thành viên của tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 2 ngày 07 tháng 4 năm 2000 về “Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỷ XXI” xác nhận tầm quan trọng của ICT trong xã hội học tập. Tại diễn đàn này các Bộ trưởng đã khẳng định tiềm năng rộng lớn của ICT trong việc chuẩn bị tương lai cho HSSV cũng như cung cấp cơ hội học tiếp cho người lớn tuổi. ICT mang đến sự đổi mới về cách học cho mọi cấp học. ICT cũng tạo điều kiện cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học và học từ xa. Các Bộ trưởng nhấn mạnh phương châm “Giáo dục không biên giới ” giữa các thành viên APEC. ICT trong giáo dục sẽ là giải pháp chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế dựa trên tri thức. Trong dạy và học thì CNTT có các chức năng sau [3]:

CNTT là đối tượng học tập – giảng dạy

CNTT là công cụ học tập

CNTT là một người hướng dẫn

CNTT là một phương tiện mở

Tóm lại, không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng CNTT trong giáo dục. CNTT có một vai trò vô cùng to lớn trong công tác giáo dục ngày nay. Nếu không có CNTT thì hoạt động giáo dục sẽ không theo kịp sự phát triển của xã hội và sẽ không đáp ứng được mục tiêu giáo dục lớn nhất là “đáp ứng theo nhu cầu của xã hội” những công dân “vừa hồng lại vừa chuyên”.

2.1.2. Vai trò của CNTT trong công tác quản lí đào tạo

Tại hội thảo “Tăng cường năng lực ứng dụng CNTT trong đào tạo và nghiên cứu khoa học” khối các trường đại học, cao đẳng đã diễn ra tại Hội trường Khu Công nghệ phần mềm ĐHQG-HCM ngày 26-5-2009, các đại biểu đã được nghe một số báo cáo chia sẻ những kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, giảng viên khắc phục khó khăn vươn lên làm chủ việc ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học, công tác quản lý, giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo. Các báo cáo và ý kiến của các đại biểu tham dự đều nhất trí đánh giá về thực trạng ứng dụng CNTT trong thời gian gần đây vào quản lý đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học đã được đẩy mạnh, hiệu quả ngày càng cao, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập hạn chế, đó là: Quản lý giáo dục đại học chưa theo kịp với sự phát triển của giáo dục đại học [21].

Chất lượng đào tạo là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi trường. Công tác quản lí đào tạo góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Công việc quản lý đào tạo từ việc lên chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh cho từng ngành nghề đào tạo của trường đến việc thu nhận hồ sơ dự tuyển của thí sinh, tổ chức tuyển sinh, quản lý, đánh giá kết quả học tập rèn luyện của HSSV và nhận những phản hồi của xã hội về chất lượng của HSSV khi tốt nghiệp ra trường… Đó là một khối lượng công việc lớn, đòi hỏi sự nhanh chóng và chính xác.

Trong các trường chuyên nghiệp, CNTT có vai trò rất lớn đối với hai công tác chính trong công tác quản lý đào tạo là công tác tuyển sinh, công tác tổ chức quản lý đào tạo.

2.1.2.1. Vai trò của CNTT trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng

Công tác tuyển sinh không những là việc làm quan trọng của mỗi trường mà còn việc được cả xã hội quan tâm. Với tính chất quan trọng và nhạy cảm như vậy, công tác tuyển sinh luôn được sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Để thuận lợi cho công tác tuyển sinh, đảm bảo nhanh chóng, chính xác và quản lý thống nhất, hàng năm, Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành và phát phần mềm tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cho các trường chuyên nghiệp. Phần mềm tuyển sinh do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành đã đáp ứng được tất cả các nghiệp vụ của công tác tuyển sinh: nhận hồ sơ dự tuyển, dự thi, tổ chức thi, xét tuyển, gọi thí sinh

trúng tuyển, in danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học. Sau đây là một số chức năng chính trong phần mềm tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích dữ liệu phục vụ công tác quản lý đào tạo tại trường CĐSP hưng yên (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)