TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số công cụ công nghệ thông tin dùng trong thanh toán điện tử (Trang 26 - 28)

1.3.1. Khái niệm Thƣơng mại điện tử

Ngày nay, Khi Internet phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên phổ cập, thì khái niệm TMĐT (E- commerce) không còn xa lạ với dân cƣ mạng nói riêng, và toàn xã hội nói chung. Đó là quá trình mua bán hàng hóa hay dịch vụ thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối tiếp thị thông qua mạng internet. Bao gồm tất cả các loại giao dịch thƣơng mại trong đó tất cả các đối tác thƣơng mại dùng kỹ thuật công nghệ thông tin.

1.3.2. Vấn đề thanh toán điện tử

Thanh toán là một trong những vấn đề phức tạp nhất của hoạt động thƣơng mại điện tử (TMĐT). Hoạt động TMĐT chỉ phát huy đƣợc tính ƣu việt của nó khi áp dụng đƣợc hình thức thanh toán từ xa - thanh toán điện tử.

Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua các

thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc thanh toán bằng séc hay tiền mặt. Bản chất của mô hình thanh toán điện tử cũng là mô phỏng lại những mô hình mua bán truyền thống, nhƣng từ các thủ tục giao dịch, thao tác xử lý dữ liệu rồi thực hiện chuyển khoản, tất cả đều thực hiện thông qua hệ thống máy tính đƣợc nối mạng bằng các giao thức riêng chuyên dụng. [7],[8].

Về mặt mô hình, một phƣơng thức thanh toán nói chung là một mô tả hoạt động của một hệ thống xử lý phân tán có nhiều bên tham gia, trong đó có hai bên cơ bản là bên mua (ngƣời trả tiền) và bên bán (ngƣời đƣợc trả tiền). Các bên đƣợc đại diện bởi các máy tính của mình nối với nhau qua mạng máy tính, sử dụng chúng để thực hiện các giao thức thanh toán.

Hệ thống có thể có các tổ chức tài chính (ví dụ các ngân hàng) đại diên cho mỗi bên. Trong một số hệ thống thanh toán lại sử dụng một thực thể khác đóng vai trò là ngƣời môi giới, đảm nhiệm việc phát hành những hình thức của tiền hoặc một vật thể nào đó mang giá trị trao đổi thanh toán thƣờng đƣợc gọi là đồng tiền số (digital coin) hoặc séc điện tử (electronic cheque) và đổi lại thành tiền mặt.

Đặc trƣng của mô hình thanh toán điện tử là các bên tham gia sẽ trao đổi với nhau các chứng từ đƣợc số hoá (thành những chuỗi bit máy tính có thể dùng đƣợc). Bản chất là bên đƣợc thanh toán có thể thông qua ngân hàng của mình (tất nhiên là phải liên hệ với ngân hàng của bên thanh toán) để chuyển tiền vào tài khoản của mình. Các quá trình này sẽ đƣợc phản ánh trong các giao thức thanh toán của mỗi hệ thống.

Có 2 mô hình thanh toán đƣợc sử dụng trong thanh toán điện tử là:

Mô hình trả sau:

Trong mô hình này, thời điểm tiền mặt đƣợc rút ra khỏi tài khoản bên mua để chuyển sang bên bán, xảy ra ngay (pay-now) hoặc sau (pay-later) giao dịch mua bán. Hoạt động của hệ thống dựa trên nguyên tắc tín dụng (credit credential). Nó còn đƣợc gọi là mô hình mô phỏng Séc (Cheque-like model)

Mô hình trả trƣớc:

Trong mô hình này, khách hàng liên hệ với ngân hàng (hay công ty môi giới – broker) để có đƣợc chứng từ do ngân hàng phát hành. Chứng từ hay đồng tiền số này mang dấu ấn của ngân hàng, đƣợc đảm bảo bởi ngân hàng và do đó có thể dùng ở bất cứ nơi nào đã có xác lập hệ thống thanh toán với ngân hàng này.

Vì nó có thể sử dụng giống nhƣ tiền mặt, do đó mô hình này còn đƣợc gọi là mô

hình mô phỏng tiền mặt (Cash-like model).

Có 2 hình thức thanh toán trong thanh toán điện tử là :

Thanh toán ngoại tuyến (off-line payment)

Phiên giao dịch giữa ngƣời sử dụng và nhà cung cấp có thể diễn ra, mà không cần đến sự tham gia của ngân hàng. Nói cách khác, nhà cung cấp tự kiểm tra tính hợp lệ của đồng tiền, mà không cần sự trợ giúp của bên thứ ba.

Thanh toán trực tuyến (online payment)

Trong mỗi lần giao dịch, nhà cung cấp sẽ yêu cầu ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của đồng tiền do ngƣời dùng chuyển trƣớc khi chấp nhận thanh toán. Vì vậy, hệ thống thanh toán trực tuyến có khả năng kiểm tra đƣợc tính tin cậy của đồng tiền.

Thanh toán trực tuyến thích hợp với những giao dịch có giá trị lớn. Với hệ thống này, quá trình thanh toán và gửi tiền vào ngân hàng tách biệt nhau trong mỗi lần giao dịch. Do vậy, chi phí về thời gian cũng nhƣ tiền bạc sẽ tốn kém hơn. [3], [7], [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số công cụ công nghệ thông tin dùng trong thanh toán điện tử (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)