Chữ ký viết tay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số loại chữ ký điện tử và ứng dụng (Trang 44 - 46)

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ MÃ HÓA VÀ CHỮ KÝ SỐ

2.3. CHỮ KÝ SỐ

2.3.1.1. Chữ ký viết tay

Trƣớc khi nghiên cứu về chữ ký số chúng ta hãy xem xét và trình bày một số hiểu biết về khái niệm chữ ký viết tay thông thƣờng:

Chữ ký của một ngƣời trên một văn bản là một sự gắn trách nhiệm của ngƣời đó với văn bản, để thừa nhận những nội dung trong văn bản và là bằng chứng để xác nhận chủ thể của văn bản đó.

Về mặt lý tƣởng, có các yêu cầu sau với chữ ký [3]:

1) Chữ ký là bằng chứng thể hiện ngƣời ký có chủ định khi ký văn bản.

2) Chữ ký thể hiện “chủ quyền”, nó làm cho ngƣời nhận văn bản biết rằng ai đích thị là ngƣời đã ký văn bản.

3) Chữ ký không thể “tái sử dụng”, tức là nó là phần của văn bản mà không thể sao chép sang văn bản khác.

4) Văn bản đã ký không thể thay đổi đƣợc.

5) Chữ ký không thể giả mạo và cũng không thể chối bỏ (ngƣời đã ký văn bản không thể phủ định việc mình đã ký văn bản).

Quan sát thực tế ta nhận thấy đối với một văn bản thông thƣờng, chữ ký có thể đƣợc áp dụng trong rất nhiều tình huống khác nhau, ví dụ nhƣ: chữ ký xác nhận nội dung văn bản là đúng, chữ ký xác nhận một văn bản là bản sao của một văn bản gốc nào đó, chữ ký của ngƣời cho phép quyền thực thi các điều khoản nội dung trong văn bản, chữ ký của các đối tác trong các hợp đồng, thỏa thuận...

Trong việc trao đổi thông tin, khi một thông điệp đƣợc gửi từ thực thể A đến một thực thể B thì một số vấn đề an toàn đƣợc đặt ra là:

- Liệu thông điệp đó có đúng là của A gửi không? Có bị giả mạo? - Nội dung trong thông điệp có bị thay đổi không?

- Nếu là thông điệp cần bí mật thì liệu nội dung thông điệp có bị tiết lộ và sao chép trái phép không?

- Nếu A chối bỏ, không thừa nhận thông điệp đó thì sao?

Với sử dụng chữ ký trên giấy thông thƣờng chúng ta sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc giải quyết các vấn đề trên. Chẳng hạn nhƣ vấn đề thứ hai và ba trên nếu chỉ nhìn vào chữ ký thì B không thể biết đƣợc nội dung thông điệp có bị thay đổi không (trừ khi chữ ký bị thay đổi), hay cũng không thể biết đƣợc thông điệp có bị sao chép trái phép không, muốn thẩm tra đƣợc các vấn đề đó ta cần phải áp dụng thêm nhiều biện pháp khác. Bằng việc dùng chữ ký số chúng ta sẽ giải quyết tốt đƣợc các vấn đề nhƣ vậy.

Chữ ký trên giấy là một bộ phận vật lý và luôn gắn liền vật lý với tài liệu, về nguyên tắc chữ ký là giống nhau trên mọi tài liệu, việc thẩm tra chữ ký bằng cách so sánh chữ ký với chữ ký gốc đã đăng ký, mà thƣờng làm thủ công bằng mắt theo cảm tính nên có thể không chính xác. Ngoài ra chữ ký trên giấy dễ bị giả mạo mà không cần nhiều tri thức liên quan. Tuy nhiên chữ ký trên giấy hiện nay vẫn đóng một vai trò quan trọng và phổ biến trong xã hội con ngƣời vì nó thuộc về truyền thống và mang nhiều ý nghĩa nhân văn khác nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số loại chữ ký điện tử và ứng dụng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)