Hệ mã hóa khóa công khai RSA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số loại chữ ký điện tử và ứng dụng (Trang 42 - 43)

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ MÃ HÓA VÀ CHỮ KÝ SỐ

2.2. MỘT SỐ HỆ MÃ HÓA KHÓA CÔNG KHAI

2.2.3.2. Hệ mã hóa khóa công khai RSA

1) Tính bảo mật của RSA chủ yếu dựa vào việc bảo vệ khoá riêng d và giữ bí mật các số nguyên tố p và q.

2) Tính an toàn của hệ mã khóa công khai RSA dựa vào độ khó của bài toán phân tích một số nguyên thành các thừa số nguyên tố.

3) Hệ RSA chỉ có khả năng bảo mật khi p, q là các số nguyên tố lớn (khoảng hơn 100 chữ số thập phân) và nhƣ vậy thì n có khoảng hơn 200 chữ số thập phân. Để phân tích một số nguyên cỡ lớn nhƣ thế với các thuật toán nhanh nhất hiện nay cùng với hệ thống máy tính hiện cũng mất hàng tỷ năm. 4) Do tính đơn giản trong thiết kế nên RSA đƣợc ứng dụng rộng rãi và dùng

nhiều nhất trong số các thuật toán với khoá công khai. Tuy nhiên, khi dùng RSA thì tốc độ mã hóa rất chậm, vì thế để mã hoá khối dữ liệu lớn là không khả thi.

5) Dùng RSA để mã hoá khoá bí mật (của các hệ mã hóa có tốc độ mã hoá cao nhƣ DES, IDEA…) và dùng khoá bí mật đó để mã hoá dữ liệu, bên gửi chỉ gửi đến cho bên nhận một bộ: khoá bí mật đƣợc mã hoá bằng RSA và dữ liệu đƣợc mã hoá bằng khoá bí mật. Nhƣ vậy các hệ mã đối xứng khắc phục tốc độ mã hoá của RSA, còn RSA giúp bảo đảm chuyển giao an toàn chìa khoá trong hệ mã đối xứng.

6) Xác thực chủ thể:Hai khoá công khai và khoá riêng trong hệ RSA là có vai trò “đối xứng” nhau theo nghĩa nếu cái này đƣợc dùng để mã hoá thì cái kia đƣợc dùng để giải mã và ngƣợc lại. Vậy nếu A dùng khoá bí mật để mã hoá văn bản gửi đi thì B dùng khoá công khai của A để giải mã văn bản, điều đó chứng tỏ A đã xác nhận ký vào văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số loại chữ ký điện tử và ứng dụng (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)