Mô hình bộ phận theo dõi hoạt động phân tán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở dữ liệu phân tán và ứng dụng trong chuyển tiền điện tử (Trang 26 - 27)

Bộ TM cài đặt một giao diện cho các ứng dụng, gồm 5 lệnh:

begin_transaction, read, write, commit, abort.

Begin_transaction: là điểm chỉ ra cho TM là có một giao dịch mới bắt đầu. TM sẽ ghi nhận điều này

Read: nếu mục dữ liệu x được lưu cục bộ, giá trị của nó được đọc và chuyển cho giao dịch. Nếu không, TM sẽ chọn một bản sao của x và yêu cầu chuyển bản sao đó cho giao dịch

Write: TM điều phối việc cập nhật giá trị x tại mỗi vị trí có chứa nó  Commit: TM điều phối việc cập nhật vật lý của toàn thể CSDL có

chứa bản sao của mỗi mục dữ liệu mà một lệnh write trước đó đã đưa ra

Abort: TM kiểm tra lại rằng không có tác động nào của giao dịch được phản ánh trong CSDL.

1.5.2 Điều khiển đồng thời phân tán

Mức độ đồng thời (số lượng giao dịch hoạt động cùng một lúc) là một tham số quan trọng nhất trong hệ phân tán. Do đó, cơ chế điều khiển đồng thời cố

gắng tìm ra một phương án thích hợp vừa duy trì được tính nhất quán của CSDL vừa duy trì được mức độ đồng thời cao.

Phân loại các cơ chế điều khiển đồng thời

Việc phân loại có thể dựa trên cơ chế phân tán CSDL. Đó có thể là cơ chế điều khiển trên CSDL nhân bản hòan toàn, CSDL phân hoạch, CSDL nhân bản một phần. Các thuật toán điều khiển cũng có thể được phân loại theo topology của mạng (xem hình 1.7) .

Các thuật toán điều khiển đồng thời

Bi quan Lạc quan Khóa chốt Tập trung Bản chính Phân tán Dấu thời gian Cơ bản Đa bản Bảo toàn

Lai Khóa chốt Dấu thời

gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở dữ liệu phân tán và ứng dụng trong chuyển tiền điện tử (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)