Khi số bị nhân có độ dài lớn, mọi việc chúng ta cần làm là lặp lại bước 2 với số lần bằng với độ dàu cần thiết. Lấy ví dụ,giả sử bạn nhân 312 với 14. Ta minh họa việc thực hiên như sau:
Bước 1: Nhân hai hàng bên phải nhất của hai số
Bước 2: Bây giờ sử dụng các cặp số bên trong và bên ngoài. Chữ số tiếp theo ta làm việc là số 1 của
312. Đó là vị trí hàng kết quả sẽ được tính. Do đó 1 là một phần của cặp số ngoài.
Bước 3: Thực hiện lại bước 2, ngoại trừ việc chúng ta phải dịch chuyển các cặp số. Do đó, chúng ta
có các cặp số khác. Nhưng vẫn theo quy tắc trước, chữ số tiếp theo của 312 là chữ số ngay trên hàng kết quả cần điền, đó là một phần của cặp số ngoài. Trong ví dụ này, đó là số 3. Do đó ta có:
Bước cuối cùng: Để tìm chữ số hàng bên trái nhất của kết quả, nhân hai chữ số ngoài cùng bên trái, 3 với 1 và cộng thêm nhớ 1:
Tiếp theo chúng ta sẽ cần mở rộng các đường cong kết nối quá số 0 ở đằng trước số bị nhân. Bây giờ chúng ta thực hiện điều đó ở đây, để làm rõ việc thực hiện như thế nào. Nhớ rằng:
BẤT CỨ SỐ NÀO NHÂN VỚI 0 CŨNG LUÔN RA KẾT QUẢ LÀ 0
Trong phép nhân, số 0 luôn triệt tiêu kết quả với mọi số khác. Một triệu nhân 0 cũng ra 0. Sử dụng hệ quả này, chúng ta thực hiện bước cuối như thực hiện với các bước trung gian.
Bước cuối:
Cặp số ngoài, 0 nhân 4, được kết quả 0. Cặp số bên trong, 3 nhân 1, được 3. Tổng hai cặp, 0 cộng 3 là 3. Thêm các số nhớ (dấu .) ta nhận 4, kết quả giống với kết quả ta làm ở trước. Điều này chứng tỏ chúng ta có thể thực hiện bước cuối tương tự như bước hai và bước ba, đó là chúng ta vẫn thực hiện qua cặp số trong và ngoài, thay vì sử dụng một quy tắc riêng ở bước cuối.
Mỗi lần chúng ta thể hiện hàng kết quả và đánh dấu nó “làm việc”, nó được hiểu rằng trong thực tế ta sẽ thực hiện nó bằng cách tính nhẩm trong đầu. Chúng ta đã thể hiện các bước làm việc một cách tường minh chỉ để mục đích giải thích. Khi bạn làm việc thực sự, bạn chỉ việc thực hiện nó bằng cách viết hai chữ số mà bạn muốn nhân và kết quả đem lại.
Ví dụ chúng ta sẽ trình bày dưới đây trình bày cách định vị vị trí cặp số bên ngoài. Nó luôn luôn được xác định bởi hệ quả: phải bao gồm chữ số của số bị nhân trực tiếp nằm trên vị trí hàng kết quả sẽ được tính:
Chiều còn lại của đoạn thẳng nối với phần bên tay phải của số nhân có hai chữ số, bởi vì đó là vị trí nằm ngoài. Sau đó cặp số bên trong được lấy từ hai chữ số ngay cạnh phía trong cặp số ta đang sử dụng.
Trong thực tế, có thể bạn sẽ thấy rằng có một cách hay để làm điều này, để đánh dấu vị trí của các chữ số trong cặp số trong và cặp số ngoài, bằng việc chỉ lại vị trí các cặp số với ngón tay của bạn. Nó không quá đối rắc tối, vàngăn ngừa các lỗi có thể xảy ra từ việc để quên vị trí hiện thời của các số. Trong trường hợp nhân số có ba chữ số với số có hai chữ số, như 312 nhân 14, nguy cơ này là khôn lớn, nhưng chúng ta sẽ thấy trong các trường hợp dài hơn. Trong bất cứ trường hợp nào, một lời khuyên là bạn nên viết các chữ số rõ ràng và ngăn cách nhau, và viết các chữ số hàng kết quả ngay dưới vị trí của số hàng nhân nó làm việc. Sự gọn gàng sẽ giúp tránh các lỗi không cần thiết. Nó không chỉ giúp chúng ta trong phương pháp này, mà còn trong cả các phép tính cộng trừ, hoặc nhân theo phương pháp thông thường. Sự gọn gàng là thói quen tốt cần phát triển.
Đây là cách để bạn tự kiểm tra mình xem đã hiểu về phương pháp này nhưn thế nào. Bên dưới là ví dụ hoàn chỉnh của phép nhân 311 với 23. Kết quả được viết dưới số 311, và hàng làm tính nhân, giả sử đã có trong đầu bạn, sẽ được viết dưới kết quả. Bây giờ chúng ta viết lại cả hàng kết quả và hàng nhân trên giấy, và tính lại hàng bên phải của kết quả trong đầu. Dịch chuyển tờ giấy đủ xa để nhìn được hàng đầu của kết quả, và bạn sẽ biết mình có làm đúng hay không. Sau đó tính nhẩm các hàng tiếp theo của kết quả, khi bạn có nó, dịch lại tờ giấy để đối chiếu xem bạn có làm đúng hay không ? Nếu bạn làm sai, xem kỹ lại hàng nhân để biết về chữ số đó, và bạn sẽ thấy nó được tính như thế nào. Trong các bước làm việc, mỗi hàng được cộng với nhau để tạo chữ số của hàng kết quả.