Trong chƣơng 3 chúng ta đã nghiên cứu về họ các thuật toán quản lý hàng đợi động AQM, và hai thuật toán tiêu biểu của nó. Tuy nhiên cả hai thuật toán này mới chỉ đƣợc thực hiện trên kiến trúc mạng truyền thống, kiến trúc mạng với các dịch vụ cố gắng tối đa (Best Effort). Chƣơng này chúng ta sẽ tìm hiểu việc áp dụng của AQM trong kiến trúc các dịch vụ phân loại DiffServ. DiffServ đƣợc định nghĩa bởi Tiểu ban đặc nhiệm kỹ thuật Internet - IETF, nhằm cung cấp cho các mạng IP (mạng gồm các host sử dụng giao thức IP) sự đảm bảo chất lƣợng dịch vụ QoS cho các lƣu lƣợng khác nhau cùng chia sẻ kênh truyền chung. DiffServ căn cứ vào giá trị của một trƣờng đặc biệt trong header của gói tin IP để báo cho router biết cách xử lý nào (ở đây là cách xử lý trên từng chặng - PHB nào) cần đƣợc áp dụng cho mỗi gói tin.
Nội dung chính của chƣơng là trình bày về A-RIO (Adaptive – RED with In and Out), đƣợc đề xuất bởi Julio Orozco, David Ros [18], đây là một sự kết hợp trực tiếp của thuật toán A-RED (đề xuất bởi Floyd, đã đƣợc trình bày ở các phần trên) và thuật toán RIO (đề xuất bởi Clark và Fang, sẽ đƣợc trình bày sau đây). Mục đích của A-RIO bao gồm:
Áp dụng cho kiến trúc mạng DiffServ, hỗ trợ cho việc đảm bảo chất lƣợng dịch vụ trong trƣờng hợp nhiều lƣu lƣợng cùng chia sẻ kênh truyền chung; Đơn giản hóa cấu hình các routers có cài đặt các dịch vụ phân loại, bằng
cách tự động chuyển một tham số chất lƣợng phục vụ (độ trễ) sang một tập các tham số routers;
Cố gắng giữ ổn định kích thƣớc hàng đợi quanh một giá trị đích khi tải nặng, bất chấp đến hiện trạng lƣu lƣợng.
Nội dung của chƣơng này đƣợc trình bày nhƣ sau: đầu tiên chúng tôi trình bày về RIO (một trong hai thuật toán cơ sở của A-RIO), tiếp theo là kiến trúc dịch vụ phân loại DiffServ và việc áp dụng các thuật toán AQM trên kiến trúc này, cuối cùng chúng ta sẽ đi chi tiết về giải thuật A-RIO, kiểm định các nhận xét, đánh giá bằng mô phỏng và so sánh hiệu năng của A-RIO với các thuật toán khác.