3.1.Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hoàn thiện ngân sách xã trong những năm tới.
3.2.3 Tăng cường quản lý cấp phát ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước
ương để thực hiện công việc này, coi đây là đầu tư phát triển bền vững cho tương lai.
3.2.3 Tăng cường quản lý cấp phát ngân sách xã qua Kho bạc Nhànước nước
Kho bạc Nhà nước ra đời thực hiện việc quản lý thu chi NSNN theo đúng mục lục ngân sách từ Trung ương đến địa phương. Trên cơ sở thu chi và tồn quỹ ngõn sỏch cỏc cấp, KBNN cung cấp các số liệu cần thiết đầy đủ kịp thời cho các cấp chính quyền và cơ quan tài chính để phục vụ cho việc quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước.
Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi của ngân sách các cấp đảm bảo đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn và có hiệu quả, hạn chế tình trạng chi tiêu lãng phí NSNN, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia và tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, chức năng nhiệm vụ của hệ thống kho bạc ngày càng được mở rộng, vị trí vai trò của hệ thống KBNN trong việc quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước ngày càng được khẳng định. Ngân sách xã là một cấp của NSNN, do vậy cũng cần phải được quản lý qua hệ thống KBNN như các cấp ngân sách khác.
Qua nghiên cứu thực tế việc quản lý NSX Liêu Xá qua số liệu và thực tế thấy rằng xó đó hoàn thành việc mở tài khoản tại KBNN. Tuy nhiên để thực hiện tốt giải pháp này, yêu cầu cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước các cấp phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất chỉ đạo và tháo gỡ những khó
khăn nhất là chế độ kiểm soát chứng từ và thể thức thanh toán, giao dịch của cấp xã tại KBNN. Cần quy định và hướng dẫn cụ thể:
+ Quy trình thu nộp và cấp phát NSX qua KBNN, các thủ tục thanh quyết toán đảm bảo chặt chẽ nhưng đơn giản, xã dễ thực hiện.
+ Giảm bớt thủ tục khi xã đầu tư xây dựng tự nguồn vốn huy động đóng góp, vốn tự có của ngân sách xã.
+ Cần có quy chế quản lý các quỹ tài chính cụ thể hơn ở xã.