Hoàn thiện công tác lập, chấp hành, quyết toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách tại xã Liêu Xá Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên (Trang 47 - 51)

3.1.Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hoàn thiện ngân sách xã trong những năm tới.

3.2.2 Hoàn thiện công tác lập, chấp hành, quyết toán ngân sách xã

3.2.2.1 Lập dự toán ngân sách xã

- Trong thời gian tới cần cải cách xóa bỏ sự chồng chéo giữa các cấp chính quyền của địa phương về trách nhiệm, phạm vi, thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách NSNN, bởi vì quy trình lập, tổng hợp, phân bổ, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương hàng năm của các cấp phải trải qua rất nhiều thủ tục, điều này khiến cho việc lập dự toán ngân sách ở xã hầu như không đảm bảo đúng trình tự và thời gian quy định.

- Mặt khỏc, xã chưa tính toán, xác định được nguồn thu đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng vào ngân sách, một số khoản thu và chi bị đánh giá thấp so với thực tế, công tác dự báo còn yếu, kém. Để việc lập dự toán NSX đạt kết quả tốt cần có các giải pháp sau:

- Lập dự toán phải được thực hiện một cách chính xác, xác thực, phù hơp với thực tế.

Để đảm bảo ngân sách xã là phương tiện quan trọng của chính quyền cấp cơ sở, xã cần kiểm tra, đánh giá tiềm năng của địa phương trước thời gian lập dự toán ngân sách để dự toán ngân sách có tính sát thực, phù hợp với thực tế, từ đó đê ra những biện pháp đầu tư nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách xã và đồng thời khai thác một cách triệt để nguồn thu sẵn có ở xã.

- Khi xây dựng dự toán NSX phải dựa trên những căn cứ tiêu chuẩn chính sách chế độ quy định và phản ánh đúng mục lục NSNN chấm dứt tình trạng lập dự toán chi thiếu căn cứ hoặc vượt nhiều lần so với định mức chi cụ thể.

- Đối với dự toán thu ngân sỏch xó: Cỏc khoản thu xã được hưởng 100% phải được dự tính đầy đủ vào ngân sách xã cho dù là nhỏ, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % phải căn cứ vào kế hoạch do cơ quan thuế giao để

tính toán ngân sách phần thu vào ngân sách xã theo quy định. Có thể bãi bỏ việc thưởng thu vượt dự toán để hạn chế việc cỏc xó giấu nguồn thu khi lập dự toán. Đồng thời tiến hành đầu tư trở lại cho xã có số thu cao.

- Đối với dự toán chi ngân sách xã: Dự toán chi ngân sách phải sát thực, đúng dự toán được giao để tổng mức và chi tiết theo lĩnh vực chi phân bổ dự toán ngân sách phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và theo quy định của pháp luật, chỉ nên lập những khoản chi cho NSX quản lý và chịu trách nhiệm.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản do xã quy định đầu tư thì phải căn cứ vào số vốn do xã huy động và dự kiến tiến độ thực hiện công trình. Đối với các khoản trợ cấp của ngân sách cấp trên phải được tính theo nguyên tắc chi dựa trên nguồn thu tự có của xã, khi xó cũn phải cấp bổ sung từ ngân sách cấp trên thì khoản chi kinh phí hoạt động phải tính ở mức tối thiểu và ngược lại sec được tính ở mức tối đa.

Ba là: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác lập dự toán ngân sách xã.

Trong điều kiện hiện nay, nguồn thu của NSX càng được phát triển và mở rộng về quy mô, đa dạng và phong phú về cơ cấu nguồn thu, nhu cầu chi cũng ngày càng lớn và tăng nhanh nhằm đáp ứng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, do đó đòi hỏi công tác tổ chức thu, chi cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, đồng bộ của các ban ngành. Cần quy định rõ biên chế và các chức danh cán bộ trong ban tài chính xã. Phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ trong ban tài chính xã. Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ xã để họ nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với cán bộ quản lý tài chính ngân sách xã.

3.2.2.2 Chấp hành ngân sách xã

Theo nguyên tắc hạch toán kế toán, tất cả các khoản thu NSX có chứng từ thu để làm căn cứ ghi chép phản ánh trên sổ kế toán và báo cáo kế toán theo mục lục ngân sách.

Nhưng hiện nay đối với những khoản thu có liên quan đến điều tiết ngân sách thì cấp xã không có giấy nộp tiền vào NSNN, tức là không có chứng từ gốc để thực hiện việc ghi chép, hạch toán kế toán những khoản thu này.

Để khai thác và quản lý tốt nguồn thu, chống thất thu cho ngân sách xã, cần phải có các biện pháp cụ thể sau:

- Cần sớm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý thu ngân sỏch xó để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách xã và hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực trong việc động viên và khai thác nguồn thu.

- Cần quản lý chặt chẽ công khai dân chủ hóa những khoản đóng góp của dân để xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã nhằm tránh thất thoát những khoản thu do tham nhũng hoặc gây nghi ngờ, khiếu kiện làm giảm sút uy tín chính quyền xã.

- Cần tăng cường khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách xã bằng cách tăng quyền chủ động cho cấp ngân sách xã để khuyến khích xã chủ động nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động cung cấp các dịch vụ vệ sinh, khám chữa bệnh, văn hóa thể thao trên địa bàn. Cụ thể:

+ Đối với các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%: Là khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Đây là các khoản thu mang tính chất ổn định lâu dài và chủ yếu nhất của xó nờn phải có biện pháp tổ chức khai thác cho phù hợp. Đối với các khoản huy động đóng góp do pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện. Đây là nguồn thu nội lực trong xã do đó xã cần khỏi thỏc triệt để nguồn thu này thông qua các chính sách hợp lý gắn chặt với lợi ích của nhân dân.

+ Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ: Đây là khoản thu quan trọng với ngân sách xã. Trong những năm qua khoản thu này không ngừng ra

tăng với tốc độ cao. Để khai thác có hiệu quả hơn nguồn thu này thì cần phải có những biện pháp khuyến nông, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, phát triển kinh tế địa phương nhằm nâng cao năng suất, sản lượng nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân và tăng thu ngân sách. Bên cạnh đó, việc phân loại đất, hạng đất, cỏch tớnh giỏ đất cũng phải được nghiêm chỉnh chấp hành theo luật thuế đất, tránh tình trạng tự ý xác định giá đất để móc ngoặc với người thu thuế làm số thu ít hơn thực tế.

+ Tăng cường quản lý điều hành chi ngân sách xã, nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời phân cấp nhiệm vụ chi đảm bảo sự chủ động và sáng tạo của địa phương, phù hợp với nhu cầu thực tế.

+ Chi ngân sách xã trong những năm gần đây đó liờn tực tăng lên, nhất là các khoản chi thường xuyên. Trong thời gian tới cần xác định đúng đắn các ưu điểm trong cơ cấu chi ngân sách xã theo đúng hướng đảm bảo và tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển gắn liền với ích lợi trực tiếp của dân, của cộng đồng… nhằm đạt tối đa hiệu quả các khoản chi.

Để công tác quản lý chi ngân sách xã có hiệu quả cao và tiết kiệm cần quán triệt các yêu cầu:

- Việc chấp hành dự toán chi ngân sách xã phải đảm bảo đúng chính sách, chế độ, nguyên tắc quản lý.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các khoản chi nhằm phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời, chống thất thoát cho ngân sách xã. Có thể thấy quan trọng nhất khâu này là phải bám sát dự toán và kiểm soát chi qua KBNN.

3.2.2.3 Quyết toán ngân sách xã

Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn quyết toán ngân sách xã từ đó giúp công tác chỉ đạo điều hành ngân sách xã kịp thời, thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai tài chính. Cụ thể:

- Xã phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng, trung thực mọi hoạt động thu, chi tài chính phát sinh trong từng thời kỳ vào sổ sách kế toán và hạch toán đúng chế độ quy định.

- Phòng Tài chính- kế hoạch huyện kiểm tra tổng hợp báo cao thu, chi và bảng đối chiếu thu chi hàng tháng, khi phát hiện sai sót trong quyết toán phòng tài chớnh-kế hoạch huyện báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND điều chỉnh.

- Nâng cao tri thức, trang bị trình độ về tài chính và quản lý tài chính cho cán bộ xã. Đưa vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ xã trở thành yêu cầu bắt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách tại xã Liêu Xá Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w