Mô hình định tuyến ATM theo tuyến ảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 78 - 80)

1.2.2 .Định tuyến tuần tự

3.3. Mô hình định tuyến ATM theo tuyến ảo

Xét mô hình mạng ATM (hình 15) gồm có các chuyển mạch ATM được liên kết với nhau bằng các đường vật lý băng rộng; các bộ kênh thông qua các đường thông truy nhập để đến các chuyển mạch. Cần chú ý rằng, không phải tất cả các cặp chuyển mạch trong mạng vật lý đều được nối trực tiếp.

Để thuận lợi trong quản lý mạng và tăng tính linh hoạt trong kết nối của mạng, tuyến ảo (VP) được gán vào mạng. VP là một tập các đường thông kề nhau và có độ rộng băng xác định. Một đường thông vật lý có thể được chia xẻ bởi nhiều VP, mỗi VP có sự chỉ định băng thông khác nhau; ta giả định rằng tổng các chỉ định băng thông VP không vượt quá dung lượng của đường thông. Ta cũng giả định rằng tại cùng một thời điểm đang xét, tốc độ bit đỉnh được truyền trên VP không bao giờ vượt quá chỉ định băng thông của VP.

Khi cần chuyển tải một dịch vụ giữa một cặp chuyển mạch thì phải thiết lập một VC. Khi đó, một tuyến gồm một tập các đường thông được chọn. Chẳng hạn, để thiết lập một VC giữa chuyển mạch a và chuyển mạch b như hình 15, có ba tuyến có thể được chọn là {1}, {5, 2} hoặc {4, 6}. Nếu tuyến chỉ qua một đường thông j thì được gọi là tuyến trực tiếp; nếu tuyến qua hai chặng thì được gọi là tuyến lựa chọn. Trong thực tế, đối với định tuyến động trong mạng điện thoại, ta loại ra những tuyến có nhiều hơn hai chặng. Vì vậy, mỗi cặp chuyển

mạch được kết hợp với tập các tuyến trong đó mỗi tuyến gồm có hoặc một tập các tuyến qua hai chặng. Thuật toán định tuyến xác định tuyến được chọn cho một VC.

Giả sử rằng các quyết định định tuyến chỉ dựa trên các tuyến và các loại hình dịch vụ của các VC hiện có; các giả định này được điều chỉnh theo thứ tự độ lớn khác nhau của các VC tới và các tế bào tới. Các quyết định định tuyến phải tính đến các đặc tính lưu lượng và các yêu cầu của QoS của các VC.

a) Mạng vật lý với các tuyến ảo

b) Topo mạng Hình 15: Mô hình mạng ATM. a b c d Đường thông vật lý Tuyến ảo (VP) Chuyển mạch ATM Đường thông truy nhập

Ghép kênh ATM a b c d 1 2 3 4 5 6

Để tiện cho việc tính toán, chúng ta thống nhất các ký hiệu sau đây: S- là một số hữu hạn biểu thị số dịch vụ trên mạng.

N- số các chuyển mạch trên mạng. j- chỉ số tuyến thứ j

Cj - là dung lượng của tuyến thứ j. J- số đường thông hoặc số tuyến.

Ta biết rằng, với mạng có N node chuyển mạch thì cứ mỗi cặp chuyển mạch được liên kết bởi một tuyến trực tiếp và N-2 tuyến lựa chọn qua hai chặng. Nếu mạng được liên kết đầy đủ thì số tuyến sẽ là:

J = N(N-1)/2 (3.1)

Mặt khác, trong mạng ATM có các dịch vụ không giống nhau về yêu cầu QoS và một số đặc tính khác. Do vậy, để nghiên cứu nó ta phải chia ra các loại dịch vụ tĩnh, động khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)