Phân tách dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 80 - 81)

1.2.2 .Định tuyến tuần tự

3.4. Phân tách dịch vụ

Ta hãy phân chia độ đệm đầu vào của mỗi đường thông thành các bộ đệm nhỏ, mỗi bộ đệm tương ứng mỗi dịch vụ. Khi một tế bào dịch vụ -s đi từ một chuyển mạch nguồn đến chuyển mạch đích, nó phải đi qua các bộ đệm nhỏ của dịch vụ -s trên cả tuyến của nó.

Với mỗi tuyến j, phân bổ dung lượng cho S dịch vụ tương ứng là Dj1 + Dj2

+... + Djs phải thoả mãn:

Dj1 + Dj2 +... + Djs = Cj (3.2)

Trong đó, Djs là tốc độ truyền của dịch vụ s qua tuyến j (xem hình 16).

Hình 16: Phân tích dịch vụ tĩnh. 1 2 s Cj Djs . . . . . . . .

Với các khái niệm và ký hiệu như trên ta dẫn tới định nghĩa phân tách dịch vụ tĩnh như sau:

Định nghĩa: Với mỗi đường thông j các bộ đệm nhỏ i (i = 1,...,s) được phục vụ theo kiểu đánh trọng số quay vòng. Bộ đệm thứ s phục vụ ở tốc độ Djs.

Với việc phân tách dịch vụ tĩnh, ta tách mạng vật lý đã cho thành S mạng logic; mỗi mạng có một topo nguyên. Dịch vụ s chỉ có mặt trong mạng thứ i và có dung lượng xác định là Djs trên tuyến j, với j = 1,..., J. Do đó, ta có thể nghiên cứu các mạng s một cách độc lập. Sau đây, ta tập trung nghiên cứu một số S mạng logic đã đề cập trên và ký hiệu là s, dung lượng của tuyến j là Dj và xét

trường hợp phân tách tuyến động, sau đó ghép thống kê các tuyến nối chéo. Còn việc phân tách tuyến tĩnh ít được quan tâm nên ở đây ta không xét đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)