1.2.2 .Định tuyến tuần tự
3.5. Phân tách tuyến động
Đối với phân tách tuyến, mỗi tuyến có một bộ đệm chuyên dụng tại đầu vào mỗi đường thông của nó. Các bộ đệm này không bị chia xẻ bởi các tuyến khác. Để đơn giản, giả thiết rằng dung lượng bộ đệm ký hiệu là A và giống nhau đối với mọi đường thông và mọi tuyến. Mỗi đường thông j có tham số dành riêng trung kế tj.
Xét một bộ ghép kênh có dung lượng bộ đệm là A ghép thống kê n VC cố định. Gọi (n) là số dung lượng nhỏ nhất cần để đáp ứng yêu cầu của QoS cho n VC.
Trong một mạng, ta tập trung xét một tuyến j. Khi đó, lưu lượng có thể truyền trên một tuyến trực tiếp và (N-2) tuyến lựa chọn có thứ tự xác định trước. Gọi fo là số VC đã thiết lập được định tuyến trực tiếp trên tuyến; fp với p = 1, ..., 2(n-2) là số lượng VC đã thiết lập được định tuyến trên các tuyến lựa chọn thứ p. Đối với mỗi định tuyến sử dụng tuyến có 2(N-2) + 1 bộ đệm nhỏ. Các bộ đệm nhỏ được phục vụ theo một quy tắc đánh trọng số quay vòng. Bộ đệm nhỏ cho tuyến trực tiếp, được phục vụ tại tốc độ (fo); bộ đệm nhỏ cho tuyến lựa chọn thứ p được phục vụ tại tốc độ (fp).
(fo) + (f1) + ....+ (f2(N-2)) (3.3)
3.5.1. Xét việc đưa thêm VC vào các tuyến:
a. Đưa thêm VC vào tuyến trực tiếp:
Có thể nói rằng, tuyến trực tiếp {i} vẫn có thể thiết lập được một VC nếu dung lượng của VC thêm vào trên tuyến i thoả mãn bất đẳng thức:
(fo + 1) + (f1) + .... + (fj) D1 (3.4)
b. Đưa thêm VC vào tuyến lựa chọn:
Gọi tj, tk tương ứng là trung kế đặt trước đối với các tuyến j, k. Xét việc thiết lập thêm một VC trên tuyến lựa chọn qua hai chặng {j, k}. Điều kiện để tuyến này cho phép là dung lượng sử dụng VC thêm vào trên đường thông k là
Dk-tk.
Lưu ý rằng, đối với mạng điện thoại dung lượng sử dụng trên một tuyến là:
f0 + f1 +... + f2(N-2) (3.5)
Thực tế, nếu (n) = n, n thì mô hình trên quy về mô hình mạng điện thoại thông thường.
3.5.2. Phân tách tuyến động trên nền dịch vụ tĩnh
Định tuyến động trên nền dịch vụ tĩnh nghĩa là thiết lập các VC trên các tuyến cho phép. Để đảm bảo cho mọi VC đều thoả mãn các yêu cầu QoS thì phải phân tách dịch vụ để có phương án định tuyến hợp lý cho từng loại.
Với mạng điện thoại, việc phân tách tuyến động trên nền dịch vụ tĩnh thường sử dụng phương pháp thử dần: trước hết thử thiết lập một VC tới trên tuyến trực tiếp, nếu tuyến trực tiếp không cho phép, thì định tuyến sẽ thử thiết lập VC trên tuyến lựa chọn và sẽ dừng lại khi tìm được tuyến lựa chọn cho phép. Phương pháp này có ưu điểm là khoảng chọn lựa đường thông khá rộng, nhưng có nhược điểm là tốc độ định tuyến không cao.
Sau đây, ta sẽ làm quen với một phương pháp khác gọi là định tuyến tải tối thiểu (LLR). Giả sử mọi tuyến đều có dung lượng C như nhau và tham số
dành riêng trung kế t như nhau. Nếu một VC đến yêu cầu thiết lập đường thông i trực tiếp giữa hai tổng đài cần thiết. Gọi Ui là dung lượng sử dụng của đường thông i này. Nếu Ui Ci thì phải xét đến việc định tuyến VC này trên tuyến lựa chọn gồm có hai phân tuyến hợp lại.
Gọi R = {h, j} là một trong các tuyến lựa chọn này và gọi Uh và Uj là dung lượng sử dụng trên các đường thông h và j với VC thêm vào này. Xác định tải trên tuyến R:
LR = max {Uh, Uj} (3.6)
Tìm tuyến có LR nhỏ nhất:
Gọi R' là tuyến lựa chọn có LR nhỏ nhất trên 2(N-2) tuyến lựa chọn sẵn sàng thay tuyến trực tiếp {i}.
Nếu:
LR' C - t (3.7)
thì VC này được truyền qua tuyến R'. Ngược lại, loại bỏ VC.
Để đạt được kết quả kinh tế trong việc ghép kênh thống kê thì phương pháp định tuyến phải lấy đầy tuyến bằng nhiều VC hơn là trải rộng các VC trên nhiều tuyến khác nhau.