Kết nối với các mạng ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng đặc biệt di động với IEEE 802.11b và Bluetooth (Trang 30 - 31)

2 Cấu trúc của luận văn

2.5 Kết nối với các mạng ngoài

Khi một nút di động gửi một gói tin tới một mạng khác, ví dụ một mạng hữu tuyến, nó phải truyền gói tin tới một gateway. Một gateway sẽ đóng vai trò như cầu nối giữa mạng MANET và mạng ngoài. Do đó nó phải triển khai cả hai ngăn xếp giao thức đối với gateway (không nhất thiết phải triển khai đủ hết các tầng)

Để làm tối đa việc sử dụng công nghệ mạng đặc biệt di động, các nút phải có khả năng truy cập vào các mạng ngoài (ví dụ như mạng Internet) thông qua một dịch vụ gateway. Một gateway như vậy có thể là các điểm truy cập dành riêng hoặc có thể là các nút multi-homed tạm thời để cung cấp dịch vụ này.

Một điểm truy cập dành riêng có thể sử dụng định tuyến phân cấp IP theo truyền thống để định tuyến các gói tin (packet) tới mạng ad-hoc – điều này đòi hỏi các nút trong mạng ad-hoc phải được cấu hình với địa chỉ ngoài thích hợp. Điều này là không khả thi nếu như gateway chỉ là tạm thời, khi đó nó sẽ đòi hỏi việc cập nhật các bảng định tuyến tại các ISP mỗi khi gateway được đặt chế độ hoạt động và không hoạt động (enable/disable).

Một chiến lược khả thi hơn là sử dụng một dạng đặc biệt của NAT – Network Address Translation được gọi là Source-NAT hoặc “giả mạo (masquerading)”. Source-NAT có khả năng để cho nhiều máy cùng sử dụng chung một địa chỉ IP (địa chỉ IP ở phía hữu tuyến của gateway). Source-NAT không thể cung cấp truy cập từ mạng ngoài vào mạng ad-hoc. Điều này đòi hỏi một dạng khác của NAT được gọi là Destination- NAT, tại đó gateway có thể chuyển tiếp các gói tin từ các cổng ở phía hữu tuyến tới một cổng trên một máy đặc biệt trong mạng ad-hoc.

3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng đặc biệt di động với IEEE 802.11b và Bluetooth (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)