Vị trí địa lý, thiết kế và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý tổng hợp tài nguyên nước - Xây dựng môđun chương trình phân tích hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí Topsis (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

5.1. Giới thiệu về đập thủy điện Đak Mi-4

5.1.1. Vị trí địa lý, thiết kế và mục tiêu phát triển

Sông Thu Bn với diện tích lưu vực rộng 10,350km2, là một trong những lưu vực sông nội địa lớn nhất Việt Nam. Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh thuộc huyện Dak Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà Nẵng. Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang để đổ ra vịnh An Hòa Tam Quang, huyện Núi Thành. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lưu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và tâm hồn người Quảng. Phần lớn diện tích lưu vực sông chảy trong địa phận Quảng Nam và thành phốĐà Nẵng, phần thượng nguồn một phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi.

Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có ranh giới với các lưu vực: • Phía Bắc giáp lưu vực sông Cu Đê.

• Phía Nam giáp lưu vực sông SêSan, sông Trà Bồng. • Phía Đông giáp biển Đông và lưu vực sông Tam Kỳ • Phía Tây giáp với Lào

Các lưu vc sông chính

Lưu vc sông Thu Bn: Là dòng chính của hệ thống sông cùng tên. Phần thượng nguồn của sông còn được gọi với một cái tên khác là sông Tranh. Sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh cao 2,598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phần thượng lưu, sông chảy theo hướng Nam-Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đước, Nông Sơn, Quế Sơn. Đến Giao Thủy sông chảy vào vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và Thành phố Hội An. Chiều dài của dòng chính đến Cửa

Đại dài 198 km với tổng diện tích đến Giao Thủy (nơi hợp lưu với sông Vũ Gia) rộng 3,825km2. Thượng lưu của sông Thu Bồn có các phụ lưu cấp II lớn như Sông Khang, sông Vang, sông Tranh, sông Gềnh Gềnh. Tại Giao Thủy, sông nhận nước từ phụ lưu Vu Gia tạo thành một hệ thống phân lưu khá phức tạp ở vùng hạ lưu sông. Tại thị trấn Vĩnh

Điện, một phần nước của sông Thu Bồn đổ vào chi lưu Vĩnh Điện dẫn nước vào sông Hàn và đổ ra cửa Đà Nẵng.

Lưu vc sông Vu Gia: Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn nên cũng có người gọi hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia. Lưu vực sông Vu Gia nằm về

phía bắc lưu vực sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc và Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Sông Vu Gia có các phụ lưu cấp II quan trọng gồm sông Bung, sông Kôn, sông Cái. Chiều dài dòng chính tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Hàn (Đà Nẵng) dài 204km. Tổng diện tích lưu vực đến thị trấn Ái Nghĩa (huyện lị huyện Đại Lộc) đạt 5,180km2. Phần thượng nguồn sông Vu Gia có một phần lưu vực nằm trên đất Kon Tum, thuộc huyện Đắc Glei với tổng diện tích lưu vực đạt 500km2. Tại Ái Nghĩa, sông được gọi với một tên khác là sông Quảng Huế và đổ nước vào sông Thu Bồn. Sông được chia thành 2 chi lưu Sông Yên và sông Chu Bái. Sông Yên chảy về phía An Trạch, sau đó nhập lưu với sông Túy Loan chảy vào sông Hàn, Đà Nẵng.

V ngun tài nguyên thy đin

Hình 9: Quy hoch h thng thy đin trên Vu Gia – Thu Bn

Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên với lưu lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2.000 mm/năm trở lên) nên hệ thống

sông suối ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn, đặc biệt là hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc các tỉnh Quảng Nam. Theo tính toán của Công ty Tư vấn xây dựng điện 1, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có tới 10 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy 1.279 Mw, gấp 1,76 lần so với Nhà máy Thủy điện Yaly (Gia Lai - Kon Tum), sản lượng điện bình quân hằng năm là 4.751,3 tỷ kWh. Trong đó có nhiều công trình thủy điện có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt có thể sớm đưa vào xây dựng

được như A Vương 1, Sông Tranh 2, Đak Mi-4, Sông Bung 4, Sông Côn 2 và Đak Mi 1.vv. Theo Phê duyệt Quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thực hiện, hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn gồm 8 dự

án thủy điện:

• Thủy điện A Vương, mực nước dâng bình thường (MNDBT) 380m, công suất lắp máy (NLM) 210 MW;

• Thủy điện Sông Boung 2, MNDBT 570m, NLM = 100 MW;

• Thủy điện Sông Boung 4, MNDBT 5230m, nhà máy thuỷ điện trên nhánh sông Giằng NLM = 220 MW;

• Thuỷ điện Sông Giằng, MNDBT 60m, NLM = 60 MW; • Thủy điện Đak Mi 1, MNDBT 820m, NLM = 255 MW;

• Thủy điện Dak Mi-4, MNDBT 260, nhà máy thủy điện trên nhánh sông Thu Bồn, NLM = 210 MW;

• Thủy điện Sông Côn 2, MNDBT 312,5m, NLM = 60 MW; • Thủy điện Sông Tranh 2, MNDBT 170m, NLM = 135MW;

Với cách tiếp cận theo bậc thang, các dự án có mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau do các dự án ở thượng nguồn sẽđiều tiết nước cho các dự án ở hạ lưu. Ngoài các dự án lớn, trong lưu vực còn có 36 dự án nhỏ (dưới 10 MW) và vừa (10 - 30 MW) với tổng công suất 346 MW. UBND tỉnh đã yêu cầu sở Công nghiệp đề xuất thêm 11 dự án bổ sung để

cấp phép đầu tư. Quy hoạch thủy điện trong lưu vực trước hết nhằm phát triển thủy điện tại tất cảđoạn sông có thể phát điện. Mối quan hệ với môi trường giữa 8 dự án vừa và lớn và 36 dự án vừa và nhỏ trong quy hoạch đã chưa xem xét kỹ đến, đặc biệt là sự thay đổi tính chất của nguồn tài nguyên nước. Việc xây dựng các dự án thủy điện tạo điều kiện phát triển kinh tế cho địa phương. Tuy nhiên các tác động của hệ thống đập thuỷ điện thượng nguồn Sông Vu Gia trong hệ thống hồ thủy điện đã quy hoạch lên các tính chất của nguồn tài nguyên nước và nguồn nước cho Thành phốĐà Nẵng là không tránh khỏi.

Bng 5: Các d án thy đin ln đề xut trên lưu vc sông Vu Gia – Thu Bn [42] Sông Bung 2 Sông Bung 4 Sông Bung 5 Đak Mi 1* Đak Mi 4 Sông Côn 2 A Vươn g Vùng lưu vc ti đập km2 334 1477 2380 396,8 1125 248 682 Lưu tc dòng chy trung bình năm m3/s 22 86 130 26,4 71 15 39,8 Dòng chy ti thiu năm m3/s 11 42 64 13 35 10 Mc cp nước đầy đủ m 570 230 62 820 260 312 380 Mc nước chết, m 525 175 60 770 220 290 340 Din tích hcha, km2 2,9 15,8 2,1 4,5 10,5 9,1 21,5 Tng d trnước, Mm3 102 494 19,8 223 279 211 343,6 D tr tích cc, Mm3 74 322 1,9 93 158 266,5 521,1 Công sut lp đặt, MW 100 156 60 225 180 60 210 Đin năm, Gwh 379 624 269 850 787 200 808 Lượng nước xqua tuc-bin ti đa, m3/s 35 159 219 51 131 36 84 Lượng nước xqua tuc-bin bình quân m3/s 18 73 112 22 65 14 37 Chiu cao cuả đập, m 97 110 37 103 105 56,5 99

Ct nước tĩnh ti Tuc-bin,m 360 125 35 560 175 210 320 Vài nét vềđập thy đin Đak Mi-4 Hình 10: Đập thy đin Đak Mi-4

Đập thủy điện Đak Mi-4 được xây dựng trên sông Đak Mi, trong hệ thống Vu Gia - Thu Bồn.

▪ Công suất thiết kế: 220MW

▪ Vị trí : Huyện Phước Sơn - Tỉnh Quảng Nam.

▪ Tổng mức đầu tư: 5.630tỷđồng.

Công trình thuỷ điện Đak Mi 4 nằm trên sông Đak Mi thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Công trình được khai thác theo sơ đồ 2 bậc: Bậc trên sử dụng nguồn nước của Sông Đak Mi để tạo thành Hồ chính trên sông Đak Mi và môt đường hầm chuyển nước sang sông ngọn Thu Bồn. Bậc dưới sử dụng lại nguồn nước sau Nhà máy

Đak Mi 4 bậc trên và phụ lưu của sông ngọn Thu Bồn. Toàn bộ công trình đầu mối, lòng hồ và Nhà máy được bố trí trên địa phận các xã: Phước Hiệp, Phước Chính, Phước Kim, Phước Xuân, Phước Đức và thị trấn Khâm Đức thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng

Nam. Dự án Thuỷ điện Đak Mi 4 được HĐQT IDICO quyết định phê duyệt dự án với tổng vốn đầu tư 5.630 tỷ đồng.

Mục tiêu của Dự án là cung cấp cho lưới điện quốc gia với công suất 180MW, sản lượng điện trung bình hàng năm là khoảng 787GW. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ

cho phép và phát lệnh khởi công ngày 21/4/2007 với mục tiêu đưa công trình hoà lưới

điện quốc gia trong năm 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý tổng hợp tài nguyên nước - Xây dựng môđun chương trình phân tích hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí Topsis (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)