Những công nghệ hỗ trợ việc phân tích và tạo lập quyết định trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý tổng hợp tài nguyên nước - Xây dựng môđun chương trình phân tích hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí Topsis (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

3.2. Những công nghệ hỗ trợ việc phân tích và tạo lập quyết định trong quản lý

3.2.1. Các mô hình mô phng và ti ưu

Với các lưu vực, hai loại mô hình thường được sử dụng để phân tích (McKinney et al., 1999):

- Mô hình mô phỏng trạng thái và sự vận động của hệ thống nguồn nước. Các mô hình này thường được sử dụng để tính toán mô phỏng các kịch bản tương ứng với các phương án. Phương án tốt nhất đựơc đưa ra căn cứ vào những đánh giá kết quả các kịch bản theo một quan điểm nào đó. Tuy nhiên với việc chỉ sử dụng các mô hình mô phỏng, người phân tích ra quyết định sẽ gặo nhiều khó khi chọn phương án. Bởi vì các kết quả

mô phỏng thường rất lớn, có đặc trưng cả về không gian và thời gian, Dữ liệu thuộc nhiều loại với nhiều quy mô khác nhau. Các kịch bản tính toán thì cũng chỉ là một số lượng nhỏ

trong các khả năng có thể xảy ra. Và nhiều khi các mô hình cung không đủ để tính toán mô phỏng đầy đủ các mặt khác nhau bịảnh hưởng bới các phương án.

- Mô hình tối ưu hóa và chọn lựa phương án điều hành, kiểm soát hệ thống nguồn nước. Việc sử dụng thêm mô hình tối ưu có ưu điểm là có thể chọn được các phương án tối ưu theo một số các thông số biểu thị cho một số rất lớn các phương án (biến liên tục hoặc thay đổi theo dãy số có tính quy luật). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nhiều tuỳ

chọn đối với các phương án không thể biểu diễn bới một sự ràng buộc hay phụ thuộc dạng toán học.

3.2.2. H thng thông tin địa lý

Cơ sở dữ liệu tạo thuận lợi cho việc lưu trữ, khôi phục, hiển thị và chỉnh sửa dữ

liện cần thiết trong quá trình tạo lập và ra quyết định. Hai hệ thống công cụ lưu trữ và phân tích dữ liệu thường dùng là: Cơ sở dữ liệu quan hệ - liên kết thông tin dưới dạng bảng biểu và Cơ sở dữ liệu thông tin địa lý (GIS) - liên kết các thông tin không gian như

các điểm, đường và các vùng. GIS không chỉ có thểđưa các đặc trưng không gian vào cơ

sở dữ liệu tài nguyên nước, mà còn có khả năng tích hợp tốt các yếu tố xã hội, kinh tế, và môi trường có liên quan đến việc hoạch định và quản lý tài nguyên nước, sử dụng trong quá trình ra quyết định. Một mô hình dữ liệu liên kết GIS với các mô hình khác là cần thiết trong quá trình tạo nên một HTHTRQĐ cho quản lý nước. Đây là một công cụ trực quan giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có thể có cải nhìn tổng thể hơn về các phương án hay kịch bản cho các tuỳ chọn ra quyết định,

3.2.3. H thng chuyên gia

Hệ thống chuyên gia bao gồm các quy tắc và dữ liệu được xây dựng dựa trên tri thức của các chuyên gia, có khả năng đưa ra các sự kiện hay các dữ liệu mới từ các sự

kiện hay điều kiện đã có. Nó là công cụ hữu ích trong quá trình đánh giá, tạo lập quyết

định. Các hệ thống chuyên gia bổ xung cho các nhà hoạch định, các nhà ra chính sách, các tham khảo có tính chuyên gia, không phải các mô hình đã được toán học hoá. Vì vậy các quyết định sẽ mang tính xã hội hơn,

3.2.4. Các công c phân tích đa tiêu chí

Các vấn đề về tài nguyên nước luôn có nhiều mặt do những mục đích sử dụng nước, và đôi khi là đối lập nhau. Các phương pháp mô hình hóa đa tiêu chí được sử dụng

để đánh giá sự cân bằng giữa các tiêu chí khác nhau. Nhiều tài liệu đã đề cập tới vấn đề

phát triển và ứng dụng phân tích đa tiêu chí đối với các bài toán quản lý tổng hợp tài nguyên nước, như Haimes, et al. (1975), Keeney and Raiffa (1976), Cohon (1978), Zeleny (1982), and Steuer (1986)…, trong đó có một số ví dụ về HTHTRQĐ đa tiêu chí trong quản lý tài nguyên nước, như Bogardi và Duckstein (1992); Ridgley and Rijsberman (1992); Theissen và Loucks (1992); mDSS (Giupponi 2008). Trong các tài liệu này, các tác giả đều khẳng định rằng việc sử dụng phân tích đa tiêu chí, trợ giúp cho việc đánh giá chọn phương án, là thực sựđem lại hiệu quả.

Các công cụ này có ưu điểm là sử dụng nhiều loại thông tin khác nhau như các dữ

liệu một, hai hay ba chiều không gian và cả dữ liệu thời gian từ các mô hình tính toán. Các dữ liệu đánh giá thu được từ các chuyên gia. Các dữ liệu có thể ở nhiều loại đơn vị, có kích cỡ khác nhau.

3.3. Thiết kế, xây dng và phát trin HTHTRQĐ QLTH TNN

Một hệ thống HTRQĐ quản lý tài nguyên nước cần được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế của việc phân tích ra quyết định, đó là một quá trình phân tích, sử

dụng nhiều loại dữ liệu, công cụ khác nhau. Một số thành phần kết hợp cần được phát triển và tích hợp vào trong hệ thống HTRQĐ quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Nó cũng liên quan đến tiêu chí cơ bản để xác định đâu là một HHTRQĐ:

• Giao diện đồ họa thân thiện người dùng. • Cơ sở dữ liệu.

• (Các) mô hình.

• Hệ phân tích đa tiêu chí.

Các thành phần này được áp dụng phổ biến trong các phân tích quản lý nước trong những bối cảnh khác nhau, nhưng trong những công cụđã có hiện nay, chúng ít khi được tích hợp vào một hệ thống đơn nhất cho trợ giúp phân tích ra quyết định.

Để phát triển môt hệ thống HTRQĐ phù hợp nhu cầu thực tế, cần thực hiện theo bốn giai đoạn chính trong thiết kế các HTHTRQĐ quản lý nước (Davidson et al. (2002)):

a) Đánh giá nhu cầu để nhận biết chức năng cần thiết của hệ thống

b) Thiết kế hệ thống

c) Xây dựng hệ thống

d) Bảo trì và hoàn thiện hệ thống

Việc thiết kế và xây dựng hệ thống nên sử dụng các công cụ kỹ thuật hiện đại, gồm có các ngôn ngữ lập trình, các hệ cơ sở dữ liệu và thiết kế giao diện. Việc sử dụng mã nguồn kế thừa từ các phát triển trước phải được đơn giản hóa bằng cách xây dựng thành các mô đun độc lập.

Cần quan tâm đến tính ổn định trong việc phát triển các mô đun hay áp dụng các công cụ có sẵn trong HTHTRQĐ. Nếu sử dụng các sản phẩm phần mềm thương mại thì phải quan tâm đến việc người mua liệu có còn tiếp tục được sử dụng và nhận được hỗ trợ

các sản phẩm đó trong tương lai? Cũng tương tự, với phần mềm miễn phí, liệu những người phát triển nó có còn quan tâm đến việc duy trì và nâng cấp nó trong tương lai? Nếu các công ty chuyển phần mềm của họ sang hệ thống khác thì người mua có được cung cấp bản cập nhật với giá hợp lý hay không.

Các cơ quan khai thác hệ thống cần phải có nguồn nhân lực thích hợp, hiểu được các kiến thức lý, hóa, sinh đã tích hợp trong các công cụ để thực hiện các tính toán mô phỏng đối với các bài toán trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Và hơn thế cần có hiểu biết tốt hơn để duy trì, sửa đổi, phát triển các cơ sở dữ liệu, mô hình và các hệ thống liên quan nhằm đạt được các mục tiêu riêng lẻ phong phú cụ thể trong thực tế.

Việc triển khai đào tạo phù hợp cho các phòng ban, những người có trách nhiệm và người sử dụng hiểu và sử dụng hợp lý các phần mềm cũng như cả hệ thống là rất cần thiết.

Việc xây dựng phần mềm phải liên tục cập nhật những phản hồi từ người sử dụng

để hiệu chỉnh phù hợp yêu cầu thực tế về tính hiệu quả và khả năng sử dụng. Phải luôn cập nhật những kết quả khoa học mới để nâng cao các khả năng về độ chính xác, giải quyết đuợc những trường hợp phức tạp hơn.

3.4. Xây dng mô đun chương trình phân tích ĐTC h tr ra quyết định QLTH TNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý tổng hợp tài nguyên nước - Xây dựng môđun chương trình phân tích hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí Topsis (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)