Các vấn đề bảo mật trong thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp thương mại điện tử cho thuê bao di động Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 2 : CÁC KHÁI NIỆM CHUNG

2.3. Các vấn đề bảo mật trong thương mại điện tử

TMĐT chủ yếu qua các Website bán hàng qua mạng. Vậy vấn đề bảo mật trong TMĐT liên quan đến sự an toàn của các Website:

 Các trang Web rất dễ bị tấn công hai chiều.

 Tấn công Web server sẽ gây tổn hại đến danh tiếng và tiền bạc của công ty.

 Web server có thể bị khai thác làm căn cứ để tấn công vào hệ thống máy tính của một tổ chức.

 Người dùng thiếu công cụ và kiến thức để đối phó vói các hiểm họa an toàn.

Vậy một Web site thương mại điện tử muốn an toàn phải đáp ứng một số tiêu chí sau: tính toàn vẹn, tính bảo mật, từ chối dịch vụ, xác thực.

2.3.1. Giao thức bảo mật SSL

SSL [5, 10] là giao thức đa mục đích được thiết kế để tạo ra các giao tiếp giữa hai chương trình ứng dụng trên một cổng định trước (Socket 443) nhằm mã hóa toàn bộ thông tin đến đi được sử dụng rộng rãi trong giao dịch điện tử như truyền số liệu thẻ tín dụng, số bí mật cá nhân(PIN) trên mạng Internet. Giao thức SSL được hình thành và phát triển đầu năm 1994 bởi nhóm nghiên cứu Netscape và ngày nay trở thành chuẩn mực bảo mật trên mạng Internet. Phiên bản SSL hiện nay là 3.0 vẫn đang được bổ xung và hoàn thiện.

Cách hoạt động của SSL:

Điểm cơ bản của SSL được thiết kế độc lập với tầng ứng dụng để đảm bảo tính bí mật, an toàn và chống giả mạo luồng thông tin qua Internet giữa hai ứng dụng bất kỳ, ví dụ như Web server và các trình duyệt khách (browsers), do đó được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau trên môi trường Internet. Toàn bộ cơ chế hoạt động và hệ thống thuật toán mã hóa sử dụng trong SSL được phổ biến công khai, trừ khóa chia sẻ tạm thời (session key) được sinh ra tại thời điểm trao đổi giữa hai ứng dụng là tạo ngẫu nhiên và bí mật đối với người quan sát trên mạng máy tính.

Giao thức SSL còn yêu cầu Web server phải được chứng thực điện tử (digital certificate) dựa trên mật mã công khai (RSA).

Giao thức SSL dựa trên hai nhóm con giao thức là giao thức “bắt tay” (handshake protocol) và giao thức “bản ghi” (record protocol). Giao thức bắt tay xác định các tham số giao dịch giữa hai đối tượng có nhu cầu trao đổi thông tin hoặc dữ liệu, còn giao thức bản ghi xác định khuôn dạng cho tiến hành mã hóa và truyền tin hai chiều giữa hai đối tượng đó. Khi trình duyệt web và máy chủ web, làm việc với nhau, máy chủ và máy khách sẽ trao đổi “lời chào” dưới dạng các thông điệp cho nhau với xuất phát đầu tiên chủ động từ máy chủ, đồng thời xác định các chuẩn thuật toán mã hóa và nén số liệu có thể trao đổi giữa hai ứng dụng. Ngoài ra các ứng ụng còn trao đổi “số nhận dạng, khóa theo phiên” (session ID, session key) duy nhất cho lần làm việc đó. Sau đó ứng dụng khách (trình duyệt) yêu cầu có chứng thực điện tử (digital certificate) xác thực của ứng dụng chủ (web server).

Chứng thực điện tử thường được xác nhận rỗng rãi bởi một cơ quan trung gian là CA (Certificate Authority) như RSA Sercurity hay VeriSign Inc, … một dạng tổ chức độc lập, trung lập và có uy tín. Các tổ chức này cung cấp dịch vụ “xác nhận” số nhận dạng của một công ty và phát hành chứng chỉ duy nhất cho công ty đó như là bằng chứng nhận dạng (identity) cho các giao dịch trên mạng, ở đây là các máy chủ Web server.

Sau khi kiểm chứng chứng chỉ điện tử của máy chủ (sử dụng thuật toán mật mã công khai, như RSA tại trình máy trạm), ứng dụng máy trạm sử dụng các thông tin

trong chứng chỉ điện tử để giải mã hóa thông điệp gửi lại máy chủ mà chỉ có máy chủ đó có thể giải mã. Trên cơ sở đó, hai ứng dụng trao đổi khóa chính (master key) - khóa bí mật hay khóa đối xứng - làm cơ sở mã hóa luồng thông tin dữ liệu qua lại giữa hai ứng dụng khách chủ.

Các thuật toán mã hóa và xác thực của SSL được sử dụng bao gồm:  DES: chuẩn mã hóa dữ liệu ra đời năm 1997.

 DSA: thuật toán chữ ký điện tử.  KEA: thuật toán trao đổi khóa.

 MD5: Thuật toán tạo giá trị băm, phát minh bởi Rivest.

 RC2,RC4: mã hóa Rivest, phát triển bởi công ty RSA Data Security.  RSA key exchange: thuật toán trao đổi khóa cho SSL dựa trên thuật toán

RSA.

 SHA-1: thuật toán hàm băm an toàn.

 SKIPJACK: thuật toán khóa đối xứng phân loại.  Triple DES: mã hóa DES ba lần.

2.3.2. Mật khẩu OTP

OTP (one time password) [10] là một loại mật khẩu chỉ hợp lệ cho một phiên làm việc hoặc một giao dịch. Vấn đề quan trọng nhất khi sử dụng mật khẩu OTP là nó tránh được tấn công lập lại trong trường hợp sử dụng mật khẩu thông thường.

Tạo mật khẩu OTP dựa trên thuật toán sinh ngẫu nhiên. Thuật toán này thực sự cần thiết vì nếu không sẽ dễ dàng đoán được mật khẩu OTP ở các phiên trước. Một số cách sinh mật khẩu OTP:

 Lấy từ thời gian đồng bộ hóa giữa xác thực server và client để phân phối mật khẩu (OTP chỉ hợp lệ trong khoảng thời gian ngắn).

 Sử dụng thuật toán sinh ngẫu nhiên hoặc một theo một biến đếm để sinh mật khẩu OTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp thương mại điện tử cho thuê bao di động Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)