Xử lý chuyển tiếp nhanh EF PHB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ trên mạng IP, đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS của Diffserv và Intserv Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 62 - 63)

Chuyển thiếp nhanh EF PHB khả thi nếu băng thông đầu ra và kích thƣớc bộ nhớ đệm đủ để các luồng lƣu lƣợng ra với tốc độ phục vụ μ. Tốc độ phục vụ μ luôn lớn hơn tốc độ đầu vào λ tại các bộ đệm EF.

3.2.4.2.2 Nhóm chuyển tiếp đảm bảo AF PHB

DiffServ đƣợc thực hiện trong NS2 theo nhóm chuyển tiếp đảm bảo. Một gói tin phụ thuộc vào một luồng có thể nhận 3 mức ƣu tiên cùng với luồng đó, đƣợc dùng để cung cấp xác suất mất gói thấp hơn cho các gói tin đồng bộ trong kết nối TCP. Do không giống các gói tin khác, việc các gói tin đồng bộ bị mất có thể gây gián đoạn liên lạc (thời gian time-out) rất dài. Ngoài việc phân biệt mỗi luồng, thì tất cả các luồng đƣợc phân thành các lớp (tối đa là 4 lớp) và các lớp khác nhau sẽ nhận đƣợc mức độ xử lý khác nhau. Chuyển tiếp đảm bảo với đặc điểm phân phối dữ liệu đảm bảo với khả năng mất gói thấp là điều kiện tốt nhất khi sử dụng các giao thức không thực hiện xử lý sửa lỗi hoặc không có giải pháp truyền lại gói.

AF PHB bao gồm 4 lớp chuyển tiếp và mỗi lớp chuyển tiếp có 3 mức ƣu tiên loại bỏ gói tin, mỗi lớp đƣợc gán một băng thông và khoảng nhớ đệm xác định. Nếu một gói phải bị loại bỏ, bộ định tuyến có cách nhận biết gói nào bị loại bỏ đầu tiên. Ngoài ra, mỗi lớp chuyển tiếp đƣợc phân bổ một số lƣợng cực nhỏ băng thông và bộ nhớ đệm. Nếu bộ nhớ đệm đầy, thì quá trình loại bỏ gói sẽ bắt đầu theo trật tự loại bỏ theo mức ƣu tiên. Các phân loại AF đƣợc thể hiện trên hình 3.14 và trên bảng 3.7:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ trên mạng IP, đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS của Diffserv và Intserv Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)