2.4 CÁC KỸ THUẬT ĐẢM BẢO QoS IP
2.4.4 Kỹ thuật cắt lƣu lƣợng
Các kỹ thuật chia cắt lƣu lƣợng gồm: Chia cắt lƣu lƣợng thuần, chia cắt lƣu lƣợng kiểu gáo rò.
i) Chia cắt lưu lượng thuần
Theo nguyên lý chia cắt lƣu lƣợng thuần, các gói tin đến đƣợc đƣa vào bộ đệm (gáo rò) có độ sâu d, sau đó đƣợc gửi ra liên kết đầu ra tại tốc độ hằng số, tốc độ hằng số này đƣợc gọi là tốc độ rò r. Chia cắt lƣu lƣợng thuần không cho phép bùng nổ băng thông trên các liên kết đầu ra.
Thông thƣờng, tốc độ rò r luôn nhỏ hơn tốc độ liên kết C (r<C). Tuy nhiên, với chia cắt lƣu lƣợng thuần, tốc độ rò r đƣợc đặt tại tốc độ lớn nhất của tốc độ đầu ra vì không cho phép bùng nổ lƣu lƣợng. Nếu kích thƣớc gói bùng nổ quá độ sâu của gáo rò d thì các gói sẽ bị loại bỏ.
Hình 2.23: Chia cắt lưu lượng thuần
ii) Chia cắt lưu lượng kiểu gáo rò
Theo nguyên lý chia cắt lƣu lƣợng gáo rò, gáo rò token đƣợc sử dụng trong tƣơng tự nhƣ gáo rò C sử dụng trong srTCM và trTCM. Các token đƣợc đƣa vào gáo rò với tốc độ bằng hằng số, đƣợc gọi là tốc độ token r. Tốc độ token tƣơng tự với tốc độ thông tin cam kết CIR. Độ sâu của gáo rò d thể hiện kích thƣớc bùng nổ cam kết CBS. Nếu gáo rò đầy, không một token nào có thể đƣợc đƣa vào gáo.
Hình 2.24: Chia cắt lưu lượng bùng nổ kiểu gáo rò
Mỗi một token cho phép bộ đệm lƣu lƣợng đầu vào gửi ra một byte dữ liệu. Khi không còn gói nào trong bộ đệm gửi ra, đáy của gáo rò đóng lại và không một token nào đƣợc lấy ra. Khi vẫn có các gói tin trong bộ đệm, các token đƣợc rút ra theo tốc độ liên kết đầu ra (C) và các gói đƣợc chuyển tới đầu ra. Nếu gáo rò xả hết các token, các gói trong bộ đệm phải đợi cho đến khi các token đƣợc đƣa vào gáo rò.
Kết quả của hoạt động này là các gói đƣợc chuyển tới liên kết đầu ra tại tốc độ liên kết C. Kích thƣớc bùng nổ đƣợc giới hạn bởi độ sâu của gáo d. Khi các token đƣợc đƣa vào trong gáo rò tại tốc độ r, thì tốc độ trung bình dài hạn của các gói tại đầu ra sẽ là r. Vì vậy, kỹ thuật chia cắt lƣu lƣợng gáo rò hoạt động giống hệt gáo rò C trong srTCM và trTCM, ngoại trừ gáo rò token đƣợc áp dụng tại đầu ra trong khi gáo rò C đƣợc áp dụng tại đầu vào.