Ưu điểm của EssWork

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu SEMAT và ứng dụng công cụ esswork trong phát triển phần mềm (Trang 93 - 94)

Công cụ EssWork giúp cho việc ứng dụng các kiến thức về Kernel thuận lợi hơn. Nhờ có công cụ này mà người dùng có thể không cần dùng các thẻ vật lý mà có thể sử dụng tra cứu ngay trên công cụ. Mỗi một trạng thái đích cần đạt đến khi phát triển đều có hướng dẫn cụ thể thông qua thẻ, và chỉ cần kích chuột là có thể xem nội dung của thẻ đó cũng như các hoạt động cần thiết để đạt được trạng thái đích.

Giúp theo dõi quá trình phát triển của dự án từ đầu tới cuối, có thể dễ dàng xem lại quá trình hoạt động của dự án bởi các hoạt động để đạt được trạng thái đích nào đó đều được lưu lại ở Work Pad.

Các hướng dẫn thực hiện công việc cụ thể hơn so với việc chỉ áp dụng các hướng dẫn của SEMAT, nó đi gần với các công việc mà người phát triển phải làm trong thực tế

hướng dẫn các công việc cần thực hiện rất cụ thể gồm: Đặc tả yêu cầu, tìm các tác nhân và ca sử dụng, chia nhỏ các ca sử dụng, kiểm tra và chỉnh sửa các ca sử dụng.

Trong công cụ EssWork thì việc áp dụng kiến thức SEMAT trong phát triển phần mềm nó còn cần kết hợp giữa chính SEMAT cùng với các quy trình khác như: Rup, thác nước, Agile…để tạo ra một quy trình mới. Trong công cụ này đã xây dựng sẵn quy trình EssUp là sự kiết hợp giữ SEMAT và quy trình RUP (Rationnal Unified Process). Quy trình Rup chỉ hướng dẫn tổng quát các công việc trong từng giai đoạn, còn khi kết hợp với SEMAT tạo nên EssUp thì các hướng dẫn chi tiết hơn rất nhiều, nó xếp từng trạng thái của mỗi Alpha tương ứng vào từng giai đoạn. Mỗi trạng thái của mỗi Alpha chính là các mục đích cần đạt được trong giai đoạn đó và có hướng dẫn cụ thể của SEMAT. Việc tạo sẵn như vậy giúp người dùng không mất công tạo lại nếu áp dụng kết hợp giữa SEMAT và RUP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu SEMAT và ứng dụng công cụ esswork trong phát triển phần mềm (Trang 93 - 94)