Chỉnh sửa và biên soạn nội dung bằng Webcast Editor

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing (Trang 28 - 30)

Thành phần này được thực hiện hết sức trực quan và dễ dùng. Như trong hình 3, các Slide được thể hiện bằng màu xanh còn hiệu ứng trong slide được thể hiện màu hồng bên dưới, chúng ta có thể dùng chuột di chuyển hay kéo thả cho phù hợp với thời gian thầy giáo giảng bài trên lớp.

Ngoài ra chúng ta còn các tiện ích khác như việc hiển thị zoom với các độ phân giải khác nhau, việc chỉnh sửa tiêu đề cho từng nội dung bài giảng hay việc bố trí các phím tắt xử lý hết sức linh động cho người biên tập.

1.1.4. Thành phần quản lý Template

Thành phần này giúp chúng ta có thể quản lý và thay đổi template bài giảng một cách dễ dàng.Với mỗi bài giảng có mục đích khác nhau chúng ta sẽ có những template thích hợp và đem lại hiệu quả cao nhất cho người học.

Hệ thống có nhiều mẫu bài giảng khác nhau như:

- Video Cast: Có video, bảng nội dung kết hợp với slide bài giảng.

- Video Democast: Phát triển lên từ webcast, trong bài giảng có những đoạn

demo về chương trình, sản phẩm hay hướng dẫn người dùng bằng một video riêng biệt.

- Video Interview: Có video, các câu hỏi phỏng vần về một chủ đề nào đó.

- Audio Cast: Giống video cast nhưng ở đây là audio.

- Audio Democast.

- Audio Interview.

Mỗi khi có template mới được phát triển, chúng ta chỉ việc import vào hệ thống thông qua thành phần quản lý template mà không cần phải thiết lập gì.

1.1.5. Thành phần đóng gói bài giảng

Mỗi hệ thống khác nhau có cách trao đổi thông tin khác nhau trên mạng. Nhờ có các chuẩn mà chúng ta có thể trao đổi thông tin trên mạng một cách nhanh chóng. Trong hệ thống E-Learning cũng có các chuẩn và trong lĩnh vực này chuẩn rất quan trọng. Bởi vì nếu không có chuẩn chúng ta không thể trao đổi thông tin với nhau hay sử dụng lại các đối tượng. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường E-Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp.

Công cụ Webcast Editor được thiết kế để đóng gói bài giảng theo các chuẩn e- Learning phổ biến hiện nay là chuẩn SCORM 1.2, 2004 và AICC[3]. Sau khi hoàn thành biên tập nội dung, chọn template, chúng ta sẽ đóng gói bài giảng dưới dạng chuẩn SCORM 1.2, SCORM 2004 hay AICC để up lên các hệ thống LMS hoặc chỉ cần đóng gói dưới dạng đĩa CD xem trực tiếp.

Cấu trúc file imsmanifest.xml như sau:

- Phần metadata ghi các thông tin cụ thể về bài giảng Rich Media.

- Phần Organizations là nơi mô tả cấu trúc nội dung chính của bài giảng. Nó gần như một bảng mục lục. Nó tham chiếu tới các các tài nguyên và các manifest con khác được mô tả chi tiết hơn ở phần dưới.

- Phần Resources bao gồm các mô tả chỉ tới các file khác được đóng cùng trong gói hoặc các file khác nhau như file video, param, slide...

Sub-manifests mô tả hoàn toàn các gói được gộp vào bên trong gói chính. Mỗi sub-manifest cũng có cùng cấu trúc bao gồm Meta-data, Organizations, Resources và Sub-manifests. Do đó manifest có thể chứa các sub-manifest và các sub-manifest có thể chứa các Sub-manifes khác nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)