Các sụn thanh quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật mô phỏng hệ hô hấp bằng công nghệ thực tại ảo (Trang 25 - 26)

1. Sụn giáp 2. Sụn nhẫn 3. Sụn khí quản

4. Sụn nắp 5. Sụn phễu 6. Sụn nhẫn

Thanh quản do nhiều mảnh sụn liên kết với nhau nhờ dây chằng và cơ. Gồm các sụn là: sụn giáp, sụn nhẫn, sụn phễu, sụn thanh thiệt. Các sụn này nối với nhau bằng các cơ. Trong đó su ̣n giáp là su ̣n lớn nhất của thanh quản , đƣợc hình thành từ 2 mảnh sụn tứ giác . Sụn giáp là nơi bám của nhiều cơ nhƣ cơ khít hầu, cơ căng dây thanh âm (cơ nhẫn giáp).

Bên trong thanh quản có lót một lớp niêm mạc ở mỗi bên có hai nếp gấp. Đó là các dây thanh âm. Khoảng giữa hai dây thanh âm ở hai bên gọi là khe thanh mơn. Do áp lực của luồng khơng khí đi qua thanh quản, các dây thanh âm lúc căng, lúc giãn, vì thế thanh mơn lúc mở, lúc khép. Điều này ảnh hƣởng đến độ cao của âm phát ra. Khi các dây chằng hơi sát lại gần nhau thì có tiếng thở dài. Khi khoảng cách các dây chằng thu nhỏ đến khoảng 3 mm thì có tiếng nói thì thầm. Khi nói bình thƣờng cũng nhƣ khi hát các dây thanh âm tiếp sát vào nhau.

Khí quản

Tiếp theo sụn nhẫn của thanh quản là ống khí quản dài 10 -11 cm, đƣờng kính 2 cm, nằm phía trƣớc thực quản. Khí quản có cấu tạo là một ống sụn với 16 - 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau, các vòng sụn đƣợc nối với nhau bằng mơ liên kết đàn hồi. Mặt trong khí quản đƣợc lót một lớp niêm mạc. Trên bề mặt niêm mạc đƣợc phủ lớp biểu mô rung (tiêm mao), có chức năng cản bụi và tiết

dịch nhầy. Dịch nhầy có tác dụng làm dính các hạt bụi nhỏ và các vi sinh vật theo khơng khí đi vào để các bạch cầu đến tiêu diệt. Dịch nhầy cịn có khả năng làm giảm và làm yếu độc tố của các vi khuẩn nên có tác dụng bảo vệ đƣờng hô hấp. Nhƣng khi số lƣợng bụi q nhiều hoặc kích thƣớc q nhỏ, chúng có thể đi sâu vào phế quản và phổi gây ra bệnh bụi phổi. (Xem hình 1.14)

Phế quản

Là phần tiếp tục của khí quản , gồm 2 phế quản gốc trái và phải , đƣợc tạo bởi các vịng sụn kín, nhỏ hơn khí quản. Phế quản gớc phải to , ngắn và dốc hơn phế quản gớc trái. (Xem hình 1.14)

Mặt trong của khí quản và phế quản đƣợc lót một lớp niêm ma ̣c mềm, trong đó nhiều tế bào lông chuyển và tuyến tiết d ịch nhầy có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn (trƣ̀ tiểu phế quản là không có tuyến).

Khi đến phổi , các phế quản bắt đầu phân nhánh nhỏ dần thành phế quản thùy (phải 3 nhánh, trái 2 nhánh) và tiếp tục phân nhánh nhỏ hơn thành tiểu phế quản để đi vào các tiểu thùy phổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật mô phỏng hệ hô hấp bằng công nghệ thực tại ảo (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)