Nguyên nhân sâu xa

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ôn TẬP MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 28 - 29)

- Thứ nhất là những bất hợp lý từ mô hình KT thiên về dịch vụ tài chính - ngân hàng và bất cập trong mô hình quản lý của khối EU và Eurozon thể hiện ở chỗ mỗi

khi nền KT suy thoái hoặc đất nước có bầu cử thì nợ công lại tăng cao do các CP không đưa ra những giải pháp lâu dài cho vấn đề nợ công mà chỉ chú tâm vào những giải pháp nhất thời. Vấn đề nợ công không được giải quyết triệt để, các yếu kém dần tích tụ khiến gánh nặng nợ công ngày càng chồng chất đến mức không thể ứng phó nổi.

- Thứ hai là khi bước sang thập kỷ 1990, ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng pt mạnh mẽ nhưng chủ yếu dựa trên kẽ hở của thị trường, thiên về đầu cơ tài chính tạo nên những viễn cảnh giàu có “ảo” ở châu Âu và Mỹ. Hậu quả làm nảy

sinh nhiều bất ổn trong cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp tăng lên và sống nhờ vào sự hỗ trợ của CP. Bên cạnh đó, sự pt của hệ thống tài chính giúp cho nguồn tín dụng được cung ứng trên thị trường ổn định hơn, do vậy, đã thúc đẩy hoạt động vay mượn và tăng trưởng tín dụng với tốc độ cao. Kết quả là tình trạng nợ công ngày càng chồng chất.

- Thứ ba là khi cuộc khủng hoảng KT - tài chính toàn cầu bùng phát vào năm 2008, các nước lại áp dụng chính sách cũ, tức là vay nợ để tài trợ cho các quỹ tín dụng, DN, trợ cấp thất nghiệp trong khi trái phiếu các nước phát hành để vay nợ đã đến kỳ trả nợ, cả vốn lẫn lãi. Gánh nặng nợ nần tích tụ mấy chục năm qua của các

chuyển sang mô hình KT thiên về dịch vụ tài chính, nhưng các CP vẫn không muốn từ bỏ thói quen sống với nền KT ảo, chỉ giải quyết tạm thời bằng cách vay nợ mới gối đầu trả nợ cũ và ném phao cứu hộ cho những ngân hàng đang hấp hối.

- Thứ tư là do vấn đề về cơ cấu nên EU có hạn chế về điều hành nền KT của cả Khối, các chính sách tiền tệ không đi cùng với chính sách tài khóa, nhất là chính sách cải cách thuế và lao động. EU có đề ra giới hạn mức nợ công và thâm hụt ngân

sách của các quốc gia thành viên nhưng cơ chế quản lý, giám sát còn lỏng lẻo làm cho việc vay nợ của các quốc gia trở nên dễ dàng, không kiểm soát được. EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phản ứng quá chậm với các nền KT khi gặp khủng hoảng.

- Thứ năm là sự xuất hiện đồng Euro (đồng tiền chung châu Âu). Điều này đem

lại thuận lợi cho các nước nhỏ có thể thu hút được lượng vốn đầu tư khổng lồ từ bên ngoài do có một hệ thống tiền tệ thống nhất. Tuy nhiên, điều này cũng đem lại thách thức là khi dòng vốn vượt quá năng lực hấp thụ bền vững của nền KT, lượng đầu tư dư thừa sẽ dễ dàng bị sử dụng lãng phí vào các hoạt động không đem lại hiệu quả cho nền KT, và do vậy, có thể đẩy mức nợ xấu của các ngân hàng gia tăng và hệ quả là khủng hoảng nợ nhanh bùng nổ.

- Thứ sáu là do lượng tiền vào các nền KT nhỏ trong EU quá lớn, tức là cung tiền

tệ tăng cao, dẫn đến giá cả leo thang, làm cho mức lạm phát của các nước nhỏ cao hơn các nước lớn, thậm chí còn cao hơn cả mức lãi suất phải trả (tức là giá trị các khoản nợ giảm theo thời gian, làm cho người đi vay trở nên có lợi). Điều này đã khuyến khích các hành vi vay nợ của các nền KT nhỏ (cả người dân và CP trở nên bất cẩn với các khoản nợ). Hậu quả của việc tận dụng dòng tiền từ bên ngoài (nhập khẩu nhiều) là thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, nhưng các nước lại không tự điều chỉnh được bằng chính sách tiền tệ của quốc gia mình do sử dụng chung một đồng tiền với quốc gia khác. Thêm vào đó, khi sử dụng dòng tiền từ bên ngoài sẽ làm thâm hụt ngân sách gia tăng (do không khuyến khích sản xuất trong nước), vượt quá mức 3% GDP theo quy định của EU. Thâm hụt ngân sách kéo dài qua các năm góp phần làm nợ công tăng dần.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ôn TẬP MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 28 - 29)

w