Nguyên nhân trực tiếp

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ôn TẬP MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 29 - 30)

- Thứ nhất là nhóm nguyên nhân bên trong các quốc gia

Một là, tất cả các nước rơi vào vòng xoáy nợ công đều có kỷ luật tài khóa lỏng lẻo.

Tình hình thực hiện ngân sách chi cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách được công bố đầu năm.

Hai là, việc phân bổ nguồn vốn, trong nhiều trường hợp, chịu tác động của các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu KT (VD: chi phí quốc phòng - an ninh, chi trợ

cấp xã hội, chi trả lương hưu cho công chức, chi bù lãi suất ngân hàng cho các dự án công ích, chi lễ tân nhà nước hay các lễ kỷ niệm…).

Ba là, thời gian thực hiện các dự án thường kéo dài (ít có dự án công nào hoàn thành đúng tiến độ). Hậu quả là tiền lãi phải trả trên nợ vay tăng mạnh.

Bốn là, hiệu quả sử dụng vốn thấp (thường thấp hơn các dự án vay vốn thương mại của khu vực tư), do người đi vay vốn không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc hoàn trả. Tức là trách nhiệm người đi vay không cao vì những người tham gia

quyết định vay nợ không hẳn là những người sẽ phải lo trả nợ nhất là khi người vay không có cơ hội tái đắc cử.

Năm là, CP có khả năng che đậy các vấn đề bất cập của tình hình nợ công trong một thời gian khá dài (có thể tới 10 năm) nên việc điều chỉnh chính sách khắc phục

không được kịp thời.

- Thứ hai là nhóm nguyên nhân bên ngoài

Một là, các cơ quan đánh giá rủi ro trái phiếu và xếp hạng tín dụng như Standard & Poors (S&P), Moody và Fitch là nhân tố góp phần vào sự bất ổn của các thị trường, đẩy các nước vào khủng hoảng do họ tuyên bố hạ thấp mức xếp hạng tín dụng

làm cho các nhà đầu tư mất lòng tin vào các thị trường này.

Hai là, áp lực từ các nhóm tài phiệt gồm các nhà đầu cơ, các tổ chức tài chính lớn và các trung tâm quyền lực KT đã thuyết phục được các CP chỉ điều chỉnh thể chế

chứ không áp dụng các biện pháp cải cách các thể chế. CP các nước phải tốn nhiều tỷ € hỗ trợ các ngân hàng và cho các chương trình hỗ trợ hoạt động KT nhằm cứu ngân hàng và nền KT không bị đổ vỡ. Điều này dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là nợ công gia tăng. Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân nhận tiền với lãi suất thấp, khoảng 1%, từ các ngân hàng trung ương với mục đính cung cấp tài chính cho các DN và tư nhân pt sản xuất nhưng lại dùng tiền đó để mua nợ của các CP với lãi suất 4% hoặc 5%.

Ba là, do hoạt động đầu cơ tài chính có mục đính là làm tăng lãi suất trái phiếu CP lên mức cao nhất có thể để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Thực tế, nợ công được

thương lượng thông qua các ngân hàng tư nhân và giá do các ngân hàng này ấn định. Các tổ chức tài chính như Alpha Bank, Bank of America - Merrill Lynch, ngân hàng thương mại, ING... có nhiều cơ hội đầu cơ đẩy lãi suất trái phiếu các CP lên cao.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ôn TẬP MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 29 - 30)

w