1.2. Nội dung và hình thức thể hiện
1.2.2. Hình thức thể hiện
Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình được thực hiện dưới hai hình thức: hành động và khơng hành động. Nội hàm của quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình đã phản ánh hình thức thể hiện phổ biến, chủ yếu của quyền này – hình thức thể hiện dưới dạng khơng hành động, mà theo đó người BBT khơng nhận tội, hoặc khơng khai báo những tình tiết, chứng cứ, hoặc im lặng, từ chối trả lời các câu hỏi của cơ quan, người có thẩm quyền THTT mà người BBT cho rằng có chứa đựng nội dung gây bất về mặt pháp lý cho họ.
Trong q trình giải quyết VAHS cịn cho thấy hình thức thể hiện dưới dạng hành động là người BBT chối tội hoặc khai báo gian dối, quanh co, nửa chừng. Cơ quan, người có thẩm quyền THTT nếu khơng làm rõ được những chứng cứ xác định có tội hoặc vơ tội, tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS, không nắm bắt được thái độ, tâm lý của người BBT khi khai báo, trình bày cũng như khơng có sự đánh giá, kiểm chứng giá trị pháp lý của lời khai, lời trình bày của người BBT với các chứng cứ khác của vụ án thì có thể bị nhầm lẫn cho rằng người BBT từ bỏ thực hiện quyền này, tích cực hợp tác điều tra, làm rõ tội phạm, thành khẩn khai báo khi
25
người đó thực hiện quyền khơng buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình dưới hình thức hành động.
Hình thức thể hiện của
quyền không buộc phải đƣa ra lời khai tự buộc tội chính mình
Khơng hành động Hành động
- Người BBT im lặng, không thừa nhận hay phủ nhận đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm mà BLHS quy định là tội phạm trong một vụ án cụ thể mà người đó đang bị tình nghi phạm tội;
- Người BBT chối tội, đưa ra lời khai khẳng định không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm mà BLHS quy định là tội phạm trong một vụ án cụ thể mà người đó đang bị tình nghi phạm tội;
- Người BBT khơng khai báo những tình tiết, chứng cứ liên quan đến vụ án, hoặc im lặng, từ chối trả lời các câu hỏi của cơ quan, người có thẩm quyền THTT có chứa đựng nội dung mà người đó cho rằng có thể gây ra hậu quả pháp lý bất lợi, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, khiến bản thân có nguy cơ phải chịu TNHS, bị kết án là người phạm tội.
- Người BBT khai báo gian dối, quanh co, nửa chừng về những tình tiết, chứng cứ liên quan đến vụ án hoặc đối với các câu hỏi của cơ quan, người có thẩm quyền THTT có chứa đựng nội dung mà người đó cho rằng có thể gây ra hậu quả pháp lý bất lợi, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, khiến bản thân có nguy cơ phải chịu TNHS, bị kết án là người phạm tội. Theo đó, người bị buộc tội khai báo với chủ thể THTT những tình tiết, chứng cứ mặc dù biết rõ là không đúng sự thật khách quan nhưng vẫn cố ý thực hiện, hoặc khai báo, trả lời không đầy đủ để trốn tránh TNHS hoặc giảm nhẹ tội.
26
Cơ quan, người có thẩm quyền THTT khơng thể thu thập được thông tin tội phạm cần xác minh, làm rõ từ người bị buộc tội.
Cơ quan, người có thẩm quyền THTT có thể thu thập được một số thông tin tội phạm cần xác minh, làm rõ từ lời khai, lời trình bày của người bị buộc tội nhưng có thể khơng có giá trị pháp lý, không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến tính khách quan của các tình tiết, chứng cứ khác đã được phát hiện, thu thập trước đó.
Bảng 1.2: Hình thức thể hiện của quyền không buộc phải đưa ra lời khai
tự buộc tội chính mình của người bị bc tội trong TTHS