Cơ sở ghi nhận

Một phần của tài liệu Quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự (Trang 33 - 35)

1.3. Cơ sở ghi nhận và ý nghĩa

1.3.1. Cơ sở ghi nhận

Trước hết, việc quy định quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình được xây dựng xuất phát từ yêu cầu đảm bảo quyền con người, quyền cơng dân trong q trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó có quyền con người, quyền công dân cơ bản của người BBT được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Điều 14 và khoản 1 Điều 31. Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được nước Cộng hịa XHCN Việt Nam cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Người BBT mặc dù bị tình nghi thực hiện tội phạm nhưng về mặt pháp lý họ được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải tơn trọng, bảo đảm và không thể xâm phạm quyền của những người tham gia tố tụng có tư cách pháp lý cụ thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can hoặc bị cáo trong quá trình chứng minh tội phạm, xác định sự thật khách quan, toàn diện VAHS. Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình là quyền tự nhiên, cần thiết của cá nhân cần được ghi nhận là

27

bộ phận cấu thành của quyền của người BBT để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người đó khi tham gia hoạt động TTHS, góp phần hồn thiện và bảo đảm hơn nữa vấn đề nhân quyền trong tư pháp hình sự.

Hoạt động tư pháp hình sự là một lĩnh vực đặc thù không thể tránh khỏi sự xâm phạm nhất định quyền con người, quyền công dân của người BBT. Sự xâm phạm này chỉ thực sự được hạn chế khi có đủ cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo quyền của người BBT được thực hiện và tơn trọng trong tồn bộ quá trình giải quyết VAHS. Cùng với quyền bào chữa, quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, quyền khiếu nại,… thì quyền khơng buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình được coi là biện pháp phịng vệ chính đáng của người BBT trong vị trí của một kẻ yếu thế đang đối diện với sự tình nghi phạm tội từ phía cơ quan, người có thẩm quyền THTT có đủ công cụ, phương tiện, kỹ thuật để chứng minh tội phạm. Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình được ghi nhận khơng thể được nhìn nhận là hành vi “nối giáo cho giặc” để người BBT có thể dễ dàng chối tội, trốn tránh TNHS, gây khó khăn, bất lợi cho quá trình điều tra, xử lý tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền THTT bởi lẽ, sự thật khách quan của vụ án được làm rõ căn cứ vào tồn bộ các chứng cứ xác định có tội hoặc vơ tội, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS của người BBT mà không thể phụ thuộc duy nhất vào lời khai, lời nhận tội của người đó. Thực chất, bỏ lọt tội phạm, hoặc làm oan người vô tội trong lĩnh vực tư pháp hình sự thuộc về phần lớn trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền THTT. Quyền khơng buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình vừa thể hiện vừa bảo đảm giá trị pháp lý tiến bộ của ngun tắc suy đốn vơ tội và ngun tắc xác định sự thật vụ án trong hoạt động TTHS.

Việc quy định quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình của người BBT cịn xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp, đáp ứng mục tiêu xây dựng nền tư pháp thực sự trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, trong đó có nội dung về đảm bảo, tôn trọng quyền con người trong TTHS và nâng cao trách nhiệm, nghiệp vụ chứng minh tội phạm của cơ

28

quan, người có thẩm quyền THTT, khơng để xảy ra oan, sai, không bỏ bọt tội phạm. Cải cách tư pháp buộc những người có thẩm quyền THTT phải có tư duy pháp lý tiến bộ: tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong tư pháp hình sự khơng loại trừ đối với người bị buộc tội, đồng thời loại bỏ tư duy phiến diện, tiêu cực với người BBT, lạm quyền, ép buộc họ phải khai báo, nhận tội dưới mọi hình thức, biện pháp trái pháp luật.

Cuối cùng, quy định quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình được xây dựng dựa trên cơ sở hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Quyền khơng buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình đã được cơng nhận trong Luật nhân quyền quốc tế và nhiều hệ thống pháp luật TTHS trên thế giới dưới hình thức ghi nhận trực tiếp hoặc tương tự hoặc được hàm chứa trong quyền im lặng và đặc quyền chống lại việc tự buộc tội với chức năng chủ yếu nhằm hạn chế tình trạng bức cung, nhục hình, trọng cung hơn trọng chứng dẫn đến oan, sai trong TTHS. Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình có giá trị pháp lý tiến bộ không thể phủ nhận của nền tư pháp hiện đại, công bằng và văn minh. Chính vì vậy, việc ghi nhận quyền khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội là cần thiết, phản ánh sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài, quy định trong Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên phù hợp với văn hóa, truyền thống pháp lý dân tộc, mơ hình TTHS nước nhà, điều kiện phát triển đương thời và xu thế phát triển tất yếu của xã hội trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)