Hậu quả pháp lý của hành vi thực hiện hoặc không thực hiện quyền

Một phần của tài liệu Quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự (Trang 40 - 115)

không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của người bị buộc tội

Người BBT thực hiện quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình dưới hình thức hành động hay khơng hành động khơng thể bị coi là biểu hiện của ngoan cố, chống đối, bất hợp tác khiến người BBT phải chịu mức hình phạt nặng hơn khi Tòa án quyết định hình phạt. Cơ quan, người có thẩm quyền THTT hồn tồn có thể truy cứu TNHS đối với người BBT khi có đủ các chứng cứ hợp pháp xác định người đó là người đã thực hiện tội phạm ngay cả khi họ khơng nhận tội, im lặng, khơng trình bày hoặc từ chối trả lời các câu hỏi của chủ thể THTT có chứa đựng nội dung mà họ cho rằng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân hoặc chối tội, khai báo quanh co, gian dối, nửa chừng. Đối với vụ án cụ thể mà ở đó người BBT thực hiện quyền khơng buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình nhưng chứng cứ kết tội, buộc tội khơng đủ để chứng minh tội phạm thì Tịa án có thẩm quyền xét xử phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, trả hồ sơ vụ án để VKS điều tra bổ sung, yêu cầu VKS bổ sung tài liệu, chứng cứ. Những trường hợp này làm quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài và hoạt động chứng minh tội phạm cũng trở nên khó khăn hơn so với các vụ án khác.

Trường hợp người BBT tự nguyện không thực hiện quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình mà tích cực hợp tác điều tra tội phạm, thành khẩn khai báo, nhận tội tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chứng minh tội phạm của chủ thể THTT thì người đó có thể hưởng tình tiết giảm nhẹ TNHS khi Tịa án

34

có thẩm quyền xét xử quyết định hình phạt. Tuy nhiên, nếu người BBT bị ép buộc khơng được thực hiện quyền này, hay nói cách khác họ bị ép phải khai báo, nhận tội dưới những hình thức trái pháp luật như mớm cung, ép cung, bức cung, dùng nhục hình,… thì lời khai, lời nhận tội của người BBT khơng có giá trị pháp lý để kết tội, buộc tội họ, bởi hành vi ép cung, bức cung, dùng nhục hình đã trực tiếp xâm phạm trái phép quyền và lợi ích của người BBT trong TTHS. Do đó, hoạt động chứng minh tội phạm trong trường hợp này khơng đảm bảo tính khách quan.

Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu phát hiện có dấu hiệu của ép cung, bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động lấy lời khai, hỏi cung thì hoạt động chứng minh tội phạm buộc phải tiến hành lại từ đầu. Người có thẩm quyền THTT thực hiện hành vi ép cung, dùng nhục hình đối với người BBT sẽ bị truy cứu TNHS về Tội bức cung hoặc Tội dùng nhục hình theo quy định của pháp luật. Mặt khác, nếu chứng minh được người BBT đó là người vô tội, bị kết án oan thì những người THTT khác trực tiếp giải quyết vụ án mặc dù không thực hiện hành vi ép cung, dùng nhục hình nhưng đã thực hiện hành vi tố tụng khác làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án, khiến người BBT bị kết án là người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS về Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc Tội thiếu trách nhiệm gây quả nghiêm trọng. Đồng thời, Tịa án có thẩm quyền phải ra quyết định hủy bỏ bán ản kết tội trước đó, tuyên bố người bị buộc tội là khơng có tội và trả tự do ngay lập tức cho họ. Người BBT thực hiện hay không thực hiện quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình thì cơ quan, người có thẩm quyền THTT vẫn phải nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định tố tụng của mình, áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ các chứng minh chứng minh vơ tội hoặc có tội và tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS của người BBT.

35

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của người BBT (gọi tắt là quyền khơng buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình) như: khái niệm người BBT, khái niệm lời khai tự buộc tội chính mình và nhận mình có tội của người BBT; nội dung; hình thức thể hiện; cơ sở và ý nghĩa cũng như hậu quả pháp lý của quyền này trong hoạt động TTHS.

Quyền khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của người BBT trong TTHS là hành vi tố tụng của những người tham gia tố tụng có địa vị pháp lý cụ thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can hoặc bị cáo được pháp luật quy định trong q trình giải quyết VAHS mà theo đó họ được tự do ý chí trình bày lời khai, trình bày ý kiến và không thể bị ép buộc, đe dọa, cưỡng bức dưới mọi hình thức trái pháp luật để phải trình bày những tình tiết, chứng cứ, tài liệu của vụ án hoặc trả lời các câu hỏi của chủ thể THTT mà người đó cho rằng có thể dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi, khiến họ có nguy cơ bị truy cứu TNHS hoặc phải thừa nhận đã thực hiện tội phạm hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm mà BLHS quy định là tội phạm trong VAHS nhất định mà họ đang bị tình nghi phạm tội.

Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình đã được pháp luật quốc tế và nhiều quốc gia có nền tư pháp tiến bộ trên thế giới thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Việc ghi nhận trực tiếp quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình trong BLTTHS hiện hành là cần thiết để hạn chế oan, sai trong lĩnh vực tư pháp hình sự, làm thay đổi tư duy, ứng xử của chủ thể THTT với người BBT, đảm bảo sự dung hịa giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân trong phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý tội phạm cũng như thực thi có hiệu quả ngun tắc suy đốn vơ tội và xác định sự thật vụ án trong bảo vệ quyền con người và chứng minh tội phạm trong hoạt động TTHS.

36

Chƣơng 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ QUYỀN KHƠNG BUỘC PHẢI ĐƢA RA LỜI KHAI CHỐNG LẠI CHÍNH MÌNH HOẶC

BUỘC PHẢI NHẬN MÌNH CĨ TỘI CỦA NGƢỜI BỊ BUỘC TỘI

2.1. Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về quyền không buộc phải đƣa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của ngƣời bị buộc tội

2.1.1. Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam

Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình là tiền đề quan trọng để đảm bảo thực thi nguyên tắc suy đốn vơ tội, trách nhiệm chứng minh tội phạm (xác định sự thật vụ án) và quyền bào chữa, đồng thời là giá trị niềm tin cơ bản để bảo vệ quyền con người trong hoạt động TTHS. Tuy nhiên, việc quy định trực tiếp quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình trong BLTTHS lại trở thành một vấn đề nhạy cảm liên quan đến ngun tắc dung hịa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân trong đấu tranh phịng, chống và xử lý tội phạm. Nếu quá đề cao lợi ích xã hội sẽ tất yếu xem nhẹ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, ngược lại nếu quyền của cá nhân được mở rộng một cách tùy tiện sẽ tạo điều kiện để một bộ phận cá nhân lạm dụng, gây ra một số trở ngại nhất định đối với chủ thể THTT trong hoạt động xác định sự thật khách quan, toàn diện và đầy đủ của vụ án. Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình mặc dù ở mức độ nhất định nào đó sẽ là thử thách đối với chủ thể THTT nhưng không thể bị coi là nguyên nhân dẫn đến bỏ lọt tội phạm, khiến cho hoạt động chứng minh tội phạm đi vào đường cùng, ngõ cụt. Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình được tiếp cận là một trong những quyền cơ bản của con người, công dân (Quyền con người theo nghĩa rộng), cũng là quyền chính đáng của những người tham gia tố tụng có địa vị pháp lý cụ thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can hoặc bị cáo phù hợp với Hiến pháp, pháp luật về bảo vệ, tôn trọng quyền con người,

37

quyền cơng dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và yêu cầu cải cách tư pháp đáp ứng mục tiêu xây dựng nền tư pháp hiện đại, tiến bộ gắn liền với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong thời kỳ mới.

Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân là một mục tiêu quan trọng trong tổ chức, hoạt động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được ghi nhận tại Điều 3 và Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Nội dung trên tiếp tục được bổ sung và khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên CNXH năm 2011: “Con người là trung tâm của chiến lược phát

triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân.” Mặt khác, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân, tổ chức được ghi nhận là nhiệm vụ trọng tâm, nguyên tắc cơ bản của TTHS.

Điều 8. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Khi THTT, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải tơn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết.

Có thể thấy, tơn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong TTHS không loại trừ người BBT mà đương nhiên được pháp luật thừa nhận và bảo đảm. Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình là quyền cơ bản của con người, là cơ sở để đảm bảo và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khi tham gia hoạt động TTHS với tư cách pháp lý là người BBT. Nội hàm và ý nghĩa của quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình đã khẳng định sự ghi nhận trực tiếp quyền này không thể bị coi là sự tiếp tay vơ hình của pháp luật để người BBT có điều kiện, cơ

38

hội trốn tránh TNHS mà thực chất là sự đảm bảo tố tụng cần thiết - một trong những quyền tự thân vốn có, khơng thể bị phủ nhận của người BBT để họ có thể chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình trong q trình giải quyết VAHS.

Quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình được khẳng định bởi ngun tắc suy đốn vơ tội và trách nhiệm chứng mình tội phạm (xác định sự thật vụ án) trong TTHS, đồng thời cũng là tiền đề quan trọng để đảm bảo thực thi hai nguyên tắc này. Người BBT không thể bị ép buộc dưới bất kỳ hình thức trái pháp luật để nhận tội hoặc trình bày lời khai, trả lời các câu hỏi của chủ thể THTT có chứa đựng nội dung mà người đó cho rằng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, bởi lẽ trong quá trình chứng minh tội phạm người BBT khơng thể bị coi là có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án có thẩm quyền nên việc khai báo, nhận tội là quyền của người BBT. Họ có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ phải chứng minh tội phạm mà trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan, người có thẩm quyền THTT. Người BBT có thể nhận tội hoặc trình bày lời khai cũng như các câu hỏi của chủ thể THTT có chứa đựng nội dung gây bất lợi cho người đó về mặt pháp lý nhưng khơng thể là căn cứ duy nhất để buộc tội, kết tội họ mà phải căn cứ vào tồn bộ các chứng cứ xác định có tội hay vơ tội, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS của người bị buộc tội. Khi quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình được ghi nhận và đảm bảo thực hiện cũng có nghĩa là người BBT được chủ thể THTT nhận thức và ứng xử như người vô tội (suy đốn vơ tội) và tương tự như người bị hại, người làm chứng, người chứng kiến, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,… việc tham gia hoạt động tố tụng của người BBT là nhằm hỗ trợ cơ quan, người có thẩm quyền THTT làm rõ sự thật khách quan của vụ án, không phải là hành vi gán nhãn đương nhiên họ là người phạm tội.

Đứng trước hai luồng quan điểm trái chiều về việc có nên ghi nhận trực tiếp quyền khơng buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình vào dự thảo luật sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2015, song quyền này vẫn được quy định trực tiếp trong

39

BLTTHS năm 2015. Việc ghi nhận quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình là một bước tiến đột phá trong tư duy pháp lý của các nhà lập pháp khi đã tiếp thu có chọn lọc cái mới, cái tiến bộ của pháp luật TTHS quốc tế và các nước có nền tư pháp phát triển trên thế giới phù hợp với điều kiện phát triển xã hội Việt Nam đương thời, mơ hình TTHS Việt Nam và yêu cầu phát triển chung của nền tư pháp nhân loại. Tại điểm d khoản 1 Điều 58, điểm c khoản 2 Điều 59, điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015 đã quy định về quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình của người BBT khi tham gia tố tụng với địa vị pháp lý cụ thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can hoặc bị cáo. Theo đó, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can hoặc bị cáo (gọi chung là người BBT) có quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa

ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”. Quyền khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội có thể gọi tắt là quyền không buộc phải đưa ra lời khai tự buộc tội chính mình.

Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt

1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền:

d, Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

Điều 59. Người bị tạm giữ

2. Người bị tạm giữ có quyền:

c, Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

Điều 60. Bị can

2. Bị can có quyền:

d, Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

Một phần của tài liệu Quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự (Trang 40 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)