CHƢƠNG II FLOODING TRONG MANET VÀ PHƢƠNG PHÁP CẢI TIẾN
2.1. Broadcast trong MANET và những vấn đề liên quan
2.1.2.3. Va chạm khi broadcast
Cơ chế CSMA/CA yêu cầu mỗi nút phải bắt đầu một thủ tục backoff (backoff procedure) [44] ngay sau khi nút truyền xong gói tin, hoặc khi một nút muốn truyền nhưng môi trường truyền đang bận và thủ tục backoff trước đó đã được thực hiện xong. Để thực hiện một thủ tục backoff, đầu tiên, một bộ đếm được gán một giá trị nguyên dương bất kỳ được lấy từ cửa sổ backoff hiện tại. Nếu cơ chế “Channel clear assessment” (CCA) [45] của nút thấy rằng không có hoạt động liên quan đến kênh truyền nào được thực hiện trong khoảng thời gian chờ trước đó thì bộ đếm sẽ được trừ đi một. Khi bộ đếm này có giá trị bằng không thì thủ tục backoff sẽ được kết thúc.
Xét tình huống sau: có nhiều nút nhận được gói tin broadcast từ X. Có rất nhiều lý do để sự va chạm có thể xảy ra. Thứ nhất, nếu môi trường truyền quanh X đã không được sử dụng trong một thời gian đủ dài thì tất cả các hàng xóm của X có thể sẽ triển khai thủ tục backoff của chúng. Điều này có nghĩa là sau khi nhận được gói tin broadcast chúng có thể bắt đầu broadcast lại gói tin này gần như cùng một lúc. Thứ hai, bởi vì cơ chế hội thoại cảnh báo RTS/CTS không sử dụng được trong khi broadcast nên thiệt hại gây ra bởi va chạm thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Thứ ba, một khi va chạm đã xảy ra mà cơ chế phát hiện va chạm lại không có, một nút vẫn sẽ tiếp tục truyền tiếp các bit khác của gói tin ngay cả khi các bit trước đó đã có vấn đề. Như vậy, sự lãng phí sẽ càng tăng lên theo chiều dài gói tin.
Tóm lại, flooding mù sẽ gây ra sự lãng phí lớn tài nguyên của mạng và tồn tại khá nhiều nguy cơ khác. Vấn đề đặt ra là phải có các phương pháp cải tiến kỹ thuật này sao cho giảm thiểu được các nhược điểm của flooding trong khi vẫn giữ được tính đơn giản của nó. Phần sau sẽ trình bày một số kỹ thuật flooding cải tiến điển hình và các ưu điểm của chúng.