Mô hình bán kính cố định (fixed radius model)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Broadcast xác suất cho kỹ thuật Flooding trong mạng Manet Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG II FLOODING TRONG MANET VÀ PHƢƠNG PHÁP CẢI TIẾN

2.2. Broadcast xác suất dùng trong kỹ thuật flooding

2.2.2.2. Mô hình bán kính cố định (fixed radius model)

Mô hình được nêu ở phần trước chỉ phù hợp với các mạng MANET có cấu hình đơn giản và dễ đưa ra được sự so sánh với mô hình thẩm thấu. Nhược điểm của mô hình này là chỉ cho phép chúng ta làm việc với các đồ thị có bậc của nút là 4 mà thôi. Một mô hình phù hợp với các mạng MANET hơn sẽ được định nghĩa như sau. Gọi R là phạm vi liên lạc của các nút. Các nút được đặt vào một khung có kích thước m x m

dựa vào một sự phân bố xác suất nào đó. Một liên kết lịj kết nối hai nút i và j sẽ được đặt vào đồ thị nếu khoảng cách Euclidean giữa chúng là nhỏ hơn R (hình 9) [22].

Rõ ràng mô hình này phù hợp với mạng MANET hơn nhiều so với mô hình trước bởi vì số lượng hàng xóm của các nút khác nhau là khác nhau và hai nút là hàng xóm của nhau chỉ khi chúng nằm trong phạm vi phủ sóng của nhau. Áp dụng kỹ thuật flooding xác suất vào mô hình này như sau: một nút sẽ chỉ broadcast gói tin đến tất cả các nút hàng xóm nằm trong phạm vi truyền sóng của nó với xác suất p mà thôi.

Để có thể tìm được giá trị p cũng như khả năng áp dụng hiện tượng chuyển pha vào mạng MANET, hai mô hình trên sẽ được mô phỏng trên phần mềm để có thể đưa ra được các đánh giá chi tiết.

2.3. Kết luận chƣơng

Broadcast đóng một vai trò quan trọng và được sử dụng rất thường xuyên trong các hoạt động mạng. Rất nhiều ứng dụng và giao thức sử dụng broadcast như là một cơ chế đơn giản mà hiệu quả để đạt được mục đích công việc, điển hình là các ứng dụng truyền thông điệp cảnh bảo tình trạng mạng hoặc các giao thức định tuyến… Điều này càng đúng đối với mạng không dây và đặc biệt là MANET bởi những đặc thù của loại mạng này khiến cho các ứng dụng hoặc giao thức từng triển khai thành công trên các mạng hữu tuyến không thể làm việc được.

Kỹ thuật được sử dụng chủ yếu cho broadcast là flooding. Kỹ thuật này rất thích hợp với môi trường mạng MANET vì nó hoạt động mà không cần đến thông tin về hình trạng mạng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của kỹ thuật này là gây ra sự dư thừa gói tin, tăng khả năng xảy ra xung đột và tranh chấp trong mạng, từ đó dẫn tới lãng phí một lượng lớn băng thông. Khá nhiều cải tiến cho kỹ thuật flooding đã được đề xuất, một trong những đề xuất mang tính hiệu quả cao là flooding dựa trên xác suất. Kỹ thuật flooding cải tiến này giúp giảm thiểu được lượng gói tin dư thừa khi hoạt động trong khi vẫn đảm bảo đạt được mục đích của flooding. Tuy vậy, việc tìm ra chính xác xác suất cho mỗi mạng lại khá phức tạp và không có cách tính tổng quát.

Ngoài việc xác định giá trị xác suất bằng lý thuyết, nhiều thực nghiệm cũng đã được tiến hành và các thực nghiệm này chủ yếu được thực hiện trên các mô hình mô phỏng. Lưới vuông và bán kính cố định là hai mô hình được dùng chủ yếu cho xây dựng các mô phỏng thực nghiệm cho kỹ thuật flooding dựa trên xác suất. Chương sau của luận văn sẽ trình bày về các kịch bản mô phỏng và đánh giá các kết quả tìm được thông qua các mô phỏng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Broadcast xác suất cho kỹ thuật Flooding trong mạng Manet Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)