5.1 Kết quả đạt được của luận văn
Luận văn đã trình bày kiến thức cơ sở về mạng Adhoc với trọng tâm là các kết quả nghiên cứu về vấn đề định tuyến đảm bảo QoS. Đi đôi với sự phát triển nhanh chóng của mạng không dây là nhu cầu kết nối mọi lúc mọi nơi kể cả trong khi di chuyển đặt ra yêu cầu giải quyết được các vấn đề giữa sự linh động của các nút với tính hiệu quả của các giao thức định tuyến trong mạng Adhoc. Đây là vấn đề khó và quan trọng trong hoạt động của loại mạng này
Luận văn đã tập trung nghiên cứu sâu về định tuyến đảm bảo QOS là các kỹ thuật định tuyến mà nhờ đó các tuyến đường được định ra dựa trên khả năng của tài nguyên trong mạng cũng như các yêu cầu về QOS của hệ thống. Mục đích chính của kỹ thuật này là: xác định các tuyến đường có thể di chuyển được với các ràng buộc về chi phí đường đi, các lựa chọn có thể đưa ra một cách linh động, sự tối ưu về tài nguyên để cải thiện thông lượng mạng và hệ thống hoạt động giảm tải trong các giai đoạn quá tải để đảm bảo thông lượng ổn định
Bằng việc nghiên cứu các yếu tố Thời gian hết hạn liên kết (LET) và Tốc độ thoát năng lượng (EDR) để kết luận rằng liên kết ổn định sẽ phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố di động và phụ thuộc ngược vào yếu tố năng lượng.Từ đó xác định mức độ ổn định của liên kết.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu một công trình [6] đề xuất sử dụng thuật toán con-kiến-tìm-đường vào thuật toán định tuyến OLSR để cải tiến hiệu năng. Trong quá trình thiết lập tuyến đường, một lựa chọn cho nhiều đường khác nhau có thể đưa ra để có thể tìm được một tuyến đường giữa nguồn và đích trong quá trình truyền tin. Để dữ liệu đa phương tiện có thể truyền, chúng ta cần những tuyến đường ổn định, không có lỗi và để những tuyến đường như thế liên tục được theo dõi và cải thiện một cách chủ động.
Giải pháp được đưa ra dựa trên bản năng của loài kiến để tìm kiếm nhiều tuyến đường giữa nguồn và đích. Những con kiến agent được sử dụng để chọn nhiều nút và những nút đó lại sử dụng những con kiến agent để tạo lập kết nối tạm thời. Trong tương lai, công việc này có thể sử dụng trong việc mở rộng truyền phát đa hướng sử dụng cân bằng tải cũng như tiết kiệm năng lượng.
5.2 Hướng nghiên cứu
Với những kết quả nghiên cứu mà luận văn đã đạt được, ta có được cái nhìn khái quát về mối quan hệ giữa yếu tố di động và yếu tố năng lượng, và ứng dụng của thuật toán Ant Colony cho việc định tuyến nhằm cải tiến hiệu năng và đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS). Tuy nhiên, còn rất nhiều các vấn đề khác có thể được xem xét như:
Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các vấn đề về an ninh cho mạng MANET
Mở rộng truyền phát đa hướng sử dụng cân bằng tải cũng như tiết kiệm năng lượng
Vấn đề giảm phụ tải truyền thông trong mạng MANET.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt
[1] Nguyễn Thành Trung (2015), Định tuyến có đảm bảo chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa năng lượng trong mạng manet, Luận văn cao học, Hà Nội, 2015; [2] PGS.TS. Nguyễn Đình Việt (2012), Bài giảng đánh giá hiệu năng mạng máy tính, 2012;
2. Tài liệu tiếng Anh
[3] Amandeep Kaur and Dr.Rajiv Mahajan (2013), Survey of QoS Based Routing Protocol for MANET’s, Research Paper, ISSN: 2277 128X;
[4] Chenxi Zhu and M. Scott Corson (2002), QoS routing for mobile ad hoc networks, Flarion Technologies, Bedminster, New Jersey;
[5] Dr. Shuchita Upadhayaya and Charu Gandhi (2009), Quality of service routing in mobile ad hoc networks using location and energy parameters, International Journal of Wireless & Mobile Networks (IJWMN), Vol 1, No 2; [6] Swapna Priya Jaladi (2015), Ant Colony Optimization Based Routing to Improve QoS in MANETs, Swapna Priya Jaladi/ (IJCSIT) International Journal of Computer Science and Information Technologies, Vol 6.
[7] http://www.isi.edu/nsnam/ns/tutorial/ [8] http://en.wikipedia.org/