Con đường ngắn nhất trong hình vẽ nói trên là 1-3-8. Cho dù một vài con kiến sẽ đi theo nhiều con đường khác nhau nhưng nồng độ mùi trên 1-3-8 sẽ là đậm đặc nhất và vì thế số lượng kiến đi theo con đường này sẽ là nhiều nhất. Vì đây là con đường ngắn nhất, số kiến đi trên con đường này sẽ về tổ nhanh nhất và làm cho mùi đặc trưng trên đoạn đường này khó phai nhất, và những con kiến khác sẽ đi theo đường có mùi nồng nhất.
Bất cứ dữ liệu nào muốn đi từ nguồn tới đích sẽ phải đi qua những nút trung gian (có thể là nút chủ hoặc các nút bình thường). Chúng ta có thể thấy việc này giống như việc loài kiến di chuyển từ tổ tới nguồn thức ăn. Ưu tiên của chúng ta là tạo ra một kỹ thuật mà từ đó “mùi đặc trưng” có thể triển khai một cách nhân tạo để thực hiện mục đích. Chúng ta sẽ gửi các gói tin theo một mô hình chủ động. Trong mô hình này, các gói tin sẽ không đi theo các điều kiện lập trình mà nó có thể tự tạo ra lựa chọn và quyết định thực hiện dựa trên việc chúng ta triển khai hệ thống mùi đặc trưng như thế nào.
Thuật toán siêu hình ACO dựa trên một vấn đề chung và định nghĩa hành vi loài kiến trong hình 3.2. ACO áp dụng đặc tính có từ lâu đời của loài kiến. Khi có nhiều con đường có thể đi từ tổ tới tức ăn, ban đầu các con kiến sẽ đi một cách ngẫu nhiên. Trên con đường đi, chúng phát lại một loại hóa chất gọi là mùi đặc trưng, mùi này sẽ đánh dấu tuyến đường con kiến đó đã đi. Sau đó, các con kiến sau sẽ đi theo những con đường có mức độ mùi cao hơn đồng thời vẫn tiếp tục gia tăng nồng độ mùi trên tuyến đường đó. Từ kết quả của quá trình này, lời giải nhanh chóng có thể xuất hiện.
Để mô tả hành vi này, chúng ta sẽ xem xét hình 3.2. Một số kiến sẽ đi theo đường thẳng từ tổ kiến A tới nguồn thức ăn B (Hình 3.2a) . Vào một khoảng thời gian nhất định, một vật cản được đặt giữa đường sao cho phía (C) sẽ dài hơn phía (D) (Hình 3.2b). Những con kiến sẽ phải quyết định mình sẽ đi đường nào: C hoặc D. Những con đầu tiên sẽ chọn ngẫu nhiên một đường và phát ra lượng mùi khi chúng đi qua. Những con đi theo đường ADB (hay BDA) sẽ tới đích sớm hơn (và cũng sẽ để lại nhiều mùi hơn) trước khi những con đi theo đường ACB (hoặc BCA). Những con kiến sau đó sẽ đi theo tuyến đường ADB vì mùi ở đây có nồng độ cao hơn thay vì ACB. Sau đó những con kiến có thể tìm được con đường ngắn nhất. Trong trường hợp của chúng ta, con kiến nhân tạo sẽ tạo ra một lượng mùi: Hτi, j chỉ khi đã hoàn thành tuyến đường và đoạn đường này không dài hơn đoạn đường đã có. Lượng mùi này là một hàm của chất lượng đường đi.