Các công việc như đặc tả yêu cầu quy trình, xây dựng quy trình, triển khai thí điểm, triển khai diện rộng và giám sát đánh giá được thực hiện đan xen nhau trong suốt quá trình triển khai
b) Lập kế hoạch chi tiết,căn cứ vào kế hoạch tổng thể được phê duyệt để xây
dựng kế hoạch chi tiết để triển khai các công việc cụ thể, chi tiết các công việc được
trình bày tại pha Định nghĩa quy trình.
3.2.3. Định nghĩa quy trình
Dựa theo các vùng quy trình được đề xuất trong mô hình CMMI-VSME để xây dựng và triển khai các quy trình cần thiết theo các nhóm:
Nhóm 1:Xây dựng các quy trình, hướng dẫn cần thiết để thoả mãn vùng quy trình Lập hoạch dự án (PP), Quản lý yêu cầu (REQM) vàĐào tạo (OT).
Nhóm 2:Xây dựng quy trình cần thiết thoả mãn vùng quy trình Phát triển yêu cầu (RD), Giải pháp kỹ thuật (TS) vàTích hợp sản phẩm (PI).
Nhóm 3:Xây dựng các quy trình cần thiết để thoả mãn vùng quy trình Kiểm tra (VER)
Để thực hiện xây dựng và triển khai các quy trình theo nhóm trên, cần thực hiện các công việc như sau:
phận xây dựng quy trình sẽ mô hình hóa thành tài liệu quy trình tương ứng, Nội dung của quy trình cần phải được hiện thực hoá các thực hành chung và thực hành chuyên biệt của mô hình CMMI đối với vùng quy trình tương ứng, kèm theo đó là các tài liệu biểu mẫu, tài liệu hướng dẫn áp dụng quy trình, hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ (nếu có sử dụng công cụ), v.v..
b) Đào tạo, triển khai thí điểm:Trước hết, cần chọn ra một số dự án để triển
khai thí điểm, các dự án thí điểm nên chọn dự án có quy mô không quá lớn mà cũng không quá nhỏ, tiến độ hoàn thành không quá gấp, không nên chọn các dự án chiến lược làm dựa án thí điểm.Tiếp theo, tiến hànhgiới thiệu, hướng dẫn, phổ biến các tài liệu quy trình quy định mới ban hành tới các nhân sự trong dự án thí điểm.Để có thông tin cho việc cải tiến sau này, khi triển khai thí điểm cần thu thập các điểm không phù hợp của quy trình so với thực tế, các vấn đề vướng mắc trong quá trình áp dụng quy trình.
c) Điều chỉnh quy trình: Căn cứ vào các thông tin thu thập được khi triển khai
thí điểm, bộ phận xây dựng cải tiến quy trình thực hiện xem xét đánh giá các vấn đề và hiệu chỉnh lại quy trình cho phù hợp với thực tế.
3.2.4. Triển khai
a) Huấn luyện (Đào tạo): Bộ phận xây dựng quy trình lên kế hoạch và thực
hiện huấn luyện, đào tạo cho toàn bộ các thành viên của các dự án nắm vững các kiến thức về quy trình và vai trò của mình trong dự án.
b) Triển khai diện rộng: Tiếp sau hoạt động huấn luyện là triển khai diện rộng
các quy trình cải tiến cho toàn bộ công ty.
c) Giám sát, đánh giá nội bộ: Bộ phận giám sát chất lượng quy trình thực hiện
xem xét, đánh giá lập báo cáo tình hình tuân thủ quy trình quy định, tổng hợp các điểm không phù hợp của quy trình so với thực tế, tổng hợp bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai để cung cấp dữ liệu cho các đợt cải tiến sau này.
Một số lưu ý trong quá trình triển khai:
Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, đào tạo nhận thức cho cán bộ công nhân viên hiểu được các lợi ích mà CMMI mang lại.
Trong suốt quá trình triển khai cần phải được sự hỗ trợ tối đa từ người quản lý cấp cao.
Khi triển khai CMMI phải thực hiện một cách bài bản, không nóng vội. Cần phải xác định các vấn đề tồn tại đang gặp phải là gì, để từ đó tập trung vào giải quyết từng vấn đề đó theo thứ tự ưu tiên.
Cầnnghiên cứu và áp dụng các công cụ hỗ trợ cho các giai đoạn phát triển phần mềm. Một số công cụ hỗ trợ trong quá trình phát triển phần mềm thông dụng hiện nay các doanh nghiệp có thể sử dụngđược liệt kê tại Phụ lục 1.
nhân viên trong cơ quan dễ dàng tra cứu và tham khảo khi cần thiết.
Triển khai hệ thống quản lý cấu hình (quản lý mã nguồn, tài liệu), nên triển khai tập trung cho toàn bộ các dự án để thống nhất cách quản lý và kiểm soát thay đổi.
Cần lưu ý một số khó khăn khác có thể gặp phải trong qua trình triển khai CMMI để có những giải pháp đối phó kịp thời, một số khó khăn thường gặp phải như[2]: (1) Không đủ nguồn lực để xây dựng, hiệu chỉnh quy trình; (2) Các thành viên trong đội đảm bảo chất lượng thường xuyên bận rộn và phải thực hiện nhiều dự án, nên thời gian để trợ giúp cho đội dự án là hạn hẹp; (3) Sự bất đồng quan điểm giữa đội QA và đội dự án; (4) Văn hoá ngại thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo cấp trung và đội dự án.
Như vậy với 9 vùng quy trình cần áp dụng so với tổng số 22 vùng quy trình của mô hình CMMI-DEV v1.3 được đề xuất trong mô hình CMMI-VSME, việc phân nhóm các vùng quy trình và triển khai theo nguyên tắc áp dụng từng vùng quy trình một nên phù hợp áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.Mô hình CMMI-VSME hiện tại không tập trung vào giải quyết các công việc liên quan đánh giá và cấp giấy chứng nhận đạt CMMI mà chỉ đưa ra hướng tiếp cận cho doanh nghiệp trong việc cải tiến quy trình sản xuất dựa theo mô hình CMMI nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu sai sót, tối ưu hoá chi phí và nguồn lực trong quá trình phát triển phần mềm.
CHƯƠNG 4
TRIỂN KHAI ÁP DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ
Dựa trên các đề xuất hướng áp dụng mô hình CMMI theo cách tiếp cận CMMI- VSME và khảo sát hiện trạng tại EVNIT, tác giả đề xuất cách thức áp dụng mô hình CMMI cho EVNIT theo các pha như sau:
4.1. Khởi động
Chuẩn bị:Thiết lập mô hình sản xuất theo sơ đồnhư trong Hình 4.1
Ban Giám đốc
Ban điều hành quy trình (Là Lãnh đạo Trung tâm) Phòng Quản lý chất lượng
Đội đảm bảo chất lượng phần mềm
(QA)
Đội kiểm soát chất lượng phần mềm (QC) Tổ quản lý quy trình (SEPG) Các Dự án phần mềm QTDA 01 QTDA 02 QTDA N