- Trạng thái (State): một tác tử mang trạng thái thi hành của nó trong các cuộc hành trình. Điều này quan trọng để tác tử biết việc ngừng thực hiện ở đâu, dựa vào đó có thể xử lý các tác vụ tiếp theo. Trạng thái của một tác tử đƣợc gán trong những biến thể hiện của tác tử. Sau khi đến một host mới, những quyết định tiếp tục thực hiện phụ thuộc vào các hoạt động trƣớc đây.
- Sự thi hành (Implementation): sự thi hành một tác tử cần mã đã đƣợc thiết kế trƣớc, mã có thể đƣợc thực hiện theo hai cách, tác tử có thể mang mã theo, hoặc đi đến những đích khác nhau để tìm một mã có thể thực hiện và khôi phục những mảnh mã bị mất trên mạng.
- Giao diện (Interface): tác tử có một giao diện cho phép các tác tử và các hệ thống khác tƣơng tác với nó.
- Định danh (Identifier): mỗi tác tử có một định danh duy nhất, sử dụng định danh này, tác tử có thể đƣợc định danh và định vị qua mạng.
- Những thành phần chính (Principal): có hai thành phần chính cho tác tử là Manufacturer (tác giả của tác tử) và Owner (là ngƣời có một trách nhiệm tinh thần và hợp pháp cho tác tử)
Bốn phần quan trọng cho môi trường thực hiện là:
- Công cụ: các tác tử đƣợc thực hiện bằng việc sử dụng một máy ảo Java và
Giao diện Sự thực thi
Trạng thái
Định danh
hệ thống thao tác.
- Tài nguyên (Resource): công cụ và môi trƣờng thực hiện cung cấp sự điều khiển truy cập đến các nguồn tài nguyên địa phƣơng và các dịch vụ nhƣ mạng, cơ sở dữ liệu, ...
- Sự định vị (Location): sự định vị là sự kết hợp tên của vùng nơi mà các công cụ và tác tử đang thực hiện.
- Những thành phần chính (Principal): môi trƣờng thực hiện (giống nhƣ tác tử) là sự kết hợp với một Authority và một Manufacturer.
Một hệ thống tác tử bao gồm số lƣợng, tính di động, sự phản hồi và các hành vi, số lƣợng có thể là một hoặc nhiều tác tử, tác tử có thể di động hoặc tác tử tĩnh, không thể di động đƣợc, tác tử có thể thảo luận và tƣơng tác với nhau, các hành vi của tác tử bao gồm tác tử tƣơng tác và tác tử giao diện. Hình 1.5 trình bày một hệ thống tác tử.