3.1.6. Nhận xét
Qua quá trình khảo sát các các kỹ thuật của phương pháp kiểm thử giá trị biên, ta thấy được một số ưu và nhược điểm của phương pháp này như sau
Ƣu điểm: Kiểm thử giá trị biên là phương pháp có tính trực quan, dễ hiểu, dễ áp dụng. Vì việc sinh ca kiểm thử chỉ tập trung tại các biên của miền dữ liệu đầu vào nên khi sử dụng phương pháp này sẽ làm giảm đáng kể số lượng ca kiểm thử cần tạo
và thực thi. Phương pháp này phù hợp với hầu hết các hệ thống có miền giá trị đầu vào của các biến được chia thành nhiều phân vùng con. Hơn nữa, ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là xác suất tìm ra lỗi cao vì một tỉ lệ lớn các lỗi xảy ra tại vị trí biên và cận biên.
Nhƣợc điểm: Tuy có khá nhiều ưu điểm nhưng kiểm thử giá trị biên vẫn tồn tại một vài hạn chế nhất định như: Để áp dụng được phương pháp này cần yêu cầu các biến đầu vào là các đại lượng vật lý và thực sự độc lập với nhau về mặt logic.
3.2. Phƣơng pháp kiểm thử dựa trên phân hoạch tƣơng đƣơng
Việc thực thi kiểm thử tất cả mọi trường hợp trong kiểm thử hộp đen là điều khó có thể thực hiện được vì số lượng các ca kiểm thử vô cùng lớn và tăng lên theo hàm mũ tương ứng với số lượng biến đầu vào của chương trình. Vì vậy trong quá trình xây dựng ca kiểm thử, chúng ta cần lựa chọn ra những ca kiểm thử mà khả năng phát hiện lỗi cao nhất có thể.
Phân lớp tương đương - Equivalence partitioning (EP) hay còn gọi là phân hoạch tương đương là một phương pháp kiểm thử hộp đen dựa trên đặc tả hệ thống. Nó có thể được áp dụng cho bất kỳ một cấp độ kiểm thử nào và là một kỹ thuật rất tốt thường được lựa chọn đầu tiên [4]. EP chia miền giá trị các biến đầu vào của một chương trình thành các lớp dữ liệu con, từ đó suy dẫn ra các ca kiểm thử. Phương pháp này cố gắng xác định ra một ca kiểm thử mà làm lộ ra một lớp lỗi, do đó làm giảm tổng số các trường hợp kiểm thử phải được xây dựng. Hình 3.13 thể hiện một cách trực quan cho phân lớp tương đương [2]