.8 Danh sách ca kiểm thử sinh ra theo phân lớp tương đương truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát một số phương pháp sinh bộ kiểm thử trong kiểm thử hộp đen (Trang 37 - 38)

TC_ID lock stock Barrel Kết quả

TC_01 35 40 45 valid TC_02 0 40 45 invalid input TC_03 35 0 45 invalid input TC_04 35 40 0 invalid input TC_05 71 40 45 invalid input TC_06 35 81 45 invalid input TC_07 35 40 91 invalid input 3.2.4. Nhận xét

Thông qua việc phân tích một số phương pháp cơ bản trong phân lớp tương đương, ta có thể rút ra một số ưu nhược điểm của phương pháp này như sau.

Ƣu điểm: Phân lớp tương đương (EP) phù hợp với hầu hết các hệ thống có miền giá trị đầu vào của các biến cần được chia thành nhiều phân vùng, tập con. EP có thể áp dụng tương tự cho các cấp độ kiểm thử mức đơn vị, kiểm thử tích hợp và kiểm thử hệ thống.Hơn nữa việc phân chia miền dữ liệu đầu vào thành các lớp tương đương con và thực hiện kiểm thử đại diện trên các lớp đó sẽ làm giảm chi phí cho việc kiểm thử vì số lượng trường hợp kiểm thử bị giảm đi rất nhiều. Đối với phương pháp phân lớp tương đương mạnh thì khả năng phát hiện lỗi rất tốt vì phương pháp này hầu như vét cạn mọi miền giá trị và mọi khả năng kết hợp của các biến đầu vào khi thực hiện việc sinh ca kiểm thử theo tích để các của các lớp tương đương con.

Nhƣợc điểm: Chúng ta khó có thể phủ nhận những ưu điểm rõ rệt của phương pháp kiểm thử theo phân lớp tương đương. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có một số nhược điểm như: Tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc sinh ca kiểm thử. Trong

phân lớp tương đương mạnh, việc phân chia dữ liệu thành nhiều miền con sẽ dẫn đến việc thiếu trường hợp khi thực hiện tích đề các không chính xác. Hơn nữa, phương pháp này vẫn chưa kiểm thử được tại các giá trị biên, nơi mà xác suất xảy ra lỗi là lớn. Hạn chế cuối cùng là phương pháp này không thể hiện được các ca kiểm thử khi biến đầu vào có mối quan hệ logic phụ thuộc lẫn nhau.

3.3. Phƣơng pháp kiểm thử dựa trên bảng quyết định 3.3.1. Định nghĩa bảng quyết định

Một hạn chế của phương pháp kiểm thử dựa trên phân lớp tương đương và phân tích giá trị biên là chúng chỉ khảo sát được các biến đầu vào riêng rẽ, độc lập và xu hướng tập trung vào kiểm thử dựa trên giao diện người dùng. Tuy nhiên trong trường hợp các biến đầu vào có mối quan hệ logic phụ thuộc thì hai phương pháp này không hiệu quả. Có một phương pháp khác trong kiểm thử hộp đen là sử dụng bảng quyết định sẽ hỗ trợ kiểm thử viên trong việc lựa chọn một cách có hệ thống tập các ca kiểm thử có hiệu quả cao.

Bảng quyết định – Decision Table (DT) [6] là một công cụ được sử dụng để biểu diễn và phân tích các quan hệ logic phức tạp từ đầu những năm 1960. Đó là một ý tưởng để mô tả các hành động xảy ra tương ứng với tập điều kiện của các biến đầu vào. Hơn nữa nó còn được dùng để hướng dẫn cách tạo ra các trường hợp kiểm thử, một kỹ thuật quan trọng mà một kiểm thử viên cần nắm được. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều người thiết kế, lập trình viên và ngay cả các kiểm thử viên cũng ít biết đến kỹ thuật này. Chúng ta sẽ tìm hiểu các thành phần của một bảng quyết định được minh họa trong bảng 3.9.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát một số phương pháp sinh bộ kiểm thử trong kiểm thử hộp đen (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)