- Khung nhìn ca sừ dụng (Use case view) chứa các tác nhân, ca sử dụng, sơ đồ ca sử dụng (khía cạnh tĩnh của khung nhìn) trong hệ thống. Chúng cũng có thể bao gồm vài sơ đồ trình tự, sơ đồ cộng tác (khía cạnh động của khung nhìn) và gói. Khung nhìn ca tập trung vào mức cao của cái hệ thống sẽ làm, không quan tâm đến hệ thống làm nhƣ thế nào.
- Khung nhìn thiết kế (design view) tập trung vào hệ thống cài đặt hành vi trong ca sử dụng nhƣ thế nào. Nó bao gồm các lớp, sơ đồ lớp, sơ đồ đối tƣợng (khía cạnh tĩnh của khung hình), sơ đồ tƣơng tác, sơ đồ hoạt động, sơ đồ biển đổi trạng thái (khía cạnh động của khung hình) và các gói. Trong khung nhìn, ngƣời ta quan tâm đến hai lớp quan trọng là lớp phân tích (lớp biên, lớp điều khiển, lớp dữ liệu) và lớp thiết kế (lớp phụ thuộc vào ngôn ngữ). Khung nhìn này tập trung vào cấu trúc logic của hệ thống nên còn đƣợc gọi là khung nhìn logic (logical view). Khung nhìn này tập trung vào cấu trúc của hệ thống. Nhờ nó, ngƣời ta nhận ra các bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống thể hiện mọi quá trình trao đổi, xử lý thông tin cơ bản trong hệ thống.
- Khung nhìn tiến trình/tƣơng tranh (process view) biểu diễn sự phân chia các luồng thực hiện công việc, các lớp đối tƣợng cho các tiến trình và sự đồng bộ giữa các luồng (thread) trong hệ thống. Khung nhìn này tập trung vào các nhiệm vụ tƣơng tranh, tƣơng tác với nhau trong hệ thống đa nhiệm. Nó chủ yếu diễn đạt hiệu năng, quy mô và năng lực thông qua của hệ thống.
- Khung nhìn thành phần/cài đặt (component/implementation view) bao gồm các thành phần (là mô-đun vật lý hay các file) để lắp ráp thành hệ thống vật lý. Khung nhìn này hƣớng đến việc quản lý cấu hình của hệ thống. Khung nhìn này bao gồm thành phần, sơ đồ thành phần và gói.
- Khung nhìn bố trí/ triển khai (Deloyment view) bao gồm các nút tạo nên kết cấu phần cứng mà trên đó hệ thống vận hành. Khung nhìn này chủ yếu hƣớng đến sự phân tán và cài đặt cụ thể của hệ thống, tức là liên quan đến triển khai vật lý của hệ thống. Khung nhìn triển khai chỉ ra các tiến trình và thiết bị trên mạng và các kết nối vật lý giữa chúng. Sơ đồ triển khai cũng hiển thị tiến trình và chỉ ra tiến trình nào chạy trên máy nào. Khung nhìn này đƣợc thể hiện trong các sơ đồ triển khai/bố trí các nút của hệ thống.[6] Khung nhìn cài đặt/thành phần Khung nhìn triển khai/bố trí Khung nhìn tiến trình/tƣơng tranh Khung nhìn thiết kế/logic Khung nhìn Ca sử dụng
Để hiểu và sự dụng tốt UML trong phân tích, thiết kế hệ thống, đòi hỏi phải nắm bắt đƣợc ba vấn đề chính:
- Các khối xây dựng cơ bản - Các quy tắc ngữ nghĩa
- Một số cơ chế chung đƣợc áp dụng cho việc mô hình hóa.
2.4.2. Các khối xây dựng (building blocks) cơ bản của ULM