Sơ đồ tổng quát MCA và GIS Lựa chọn khu vực tối ƣu nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa ứng dụng trong hệ thông tin địa lý 04 (Trang 35 - 38)

GIS và AHP AHP Thu thập tài liệu, số liệu khu vực cần đánh giá, chuẩn bị dữ liệu đầu vào

Tính trọng số từng chỉ tiêu

GIS Xác định một số chỉ tiêu có thể đánh giá

Phân loại và tích điểm các lớp đầu vào

Xác định sơ bộ các khu vực tiềm năng Chuẩn bị dữ liệu đầu vào

Xác định yêu cầu về địa điểm và chỉ tiêu giới hạn

Đánh giá lựa chọn sơ bộ

Lựa chọn chính xác

Xác định các chỉ tiêu còn lại để đánh giá chính xác

Điều tra khảo sát đối chiếu thực địa

Đánh giá tổng hợp các khu vực tiềm năng

Đối với bài toán tìm kiếm vị trí chôn lấp bãi rác thải sinh hoạt thì nội dung các bƣớc đƣợc thể hiện chi tiết nhƣ sau:

Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu khu vực cần đánh giá, chuẩn bị dữ liệu đầu vào

Đây là bƣớc đầu tiên trong quy trình lựu chọn địa điểm. Mục đích của bƣớc này là tìm hiểu điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu. Đồng thời thu thập bản đồ nền, các số liệu thống kê, quy hoạch,… của khu vực nghiên cứu.

Bước 2: Chuẩn bị dữ liệu đầu vào

Từ các nguồn bản đồ thu thập đƣợc ta chuyển qua định dạng Geodatabase của phần mềm ArcGIS. Cung cấp dữ liệu đầu vào đảm bảo mối quan hệ topology giữa các đối tƣợng.

Bước 3: Xác định yêu cầu về địa điểm và chỉ tiêu giới hạn

Nhiệm vụ của bƣớc này là xác định yêu cầu của bãi chôn lấp (quy mô, loại bãi,…) và các chỉ tiêu giới hạn để làm cơ sở lựa chọn. Các chỉ tiêu giới hạn dựa trên các quy định, tiêu chuẩn xây dựng bãi chôn lấp rác thải đã đƣợc quy định.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn bãi chôn lấp rác thải với những mức độ ảnh hƣởng khác nhau. Do đó cần sắp xếp theo thứ tự và thể hiện bằng trọng số, nhƣ đã trình bày ở trên đề tài này sẽ sử dụng kỹ thuật AHP để tính trọng số cho các chỉ tiêu.

Bước 4: Đánh giá lựa chọn sơ bộ

Với một khu vực nghiên cứu rộng lớn vì vậy sẽ rất khó khăn cho các nhà quản lý khi lựa chọn vị trí bãi chôn lấp rác thải. Vì vậy cần phải sàng lọc để đƣa ra những khu vực tiềm năng nhất, việc này sẽ đƣợc thực hiện theo trình tự sau:

+ Xác định một số chỉ tiêu có thể đánh giá ngay: Trong các chỉ tiêu đặt ra có các chỉ tiêu có thể đánh giá đƣợc ngay qua các quy định, tiêu chuẩn, giới hạn theo quy định. Ví dụ nhƣ bãi chôn lấp phải nằm cách xa nguồn nƣớc mặt >3km.

+ Phân loại và tính điểm cho các yếu tố đầu vào: Mỗi chỉ tiêu đều có những mức độ thích hợp khác nhau vì vậy ta cần phải tính điểm cho từng chỉ tiêu riêng rẽ. Ví dụ khoảng cách bãi chôn lấp đến khu dân cƣ thì càng xa càng tốt, còn khoảng cách đến đƣờng giao thông thì càng gần càng tốt để giảm chi phí vận chuyển,…

+ Xác định các khu vực tiềm năng: Sau khi đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu ta sẽ lọc đƣợc ra các địa điểm tiềm năng, thông thƣờng sẽ lựa chọn 3 đến 4 địa điểm tiềm năng để lựa chọn chính xác.

Bước 6: Lựa chọn chính xác

Từ những khu vực tiềm năng ta tiến hành đánh giá và sàng lọc tiếp để chọn ra địa điểm phù hợp nhất

+ Xác định các tiêu chí còn lại để đánh giá: việc đánh giá này chỉ thực hiện trên các địa điểm tiềm năng với các tiêu chí còn lại sau khi đánh giá sơ bộ;

+ Điều tra khảo sát, lấy ý kiến cộng đồng: Sau khi đánh giá cho các địa điểm tìm năng ta cần tổng hợp dữ liệu, tiến hành khảo sát để xác minh số liệu. Quan trọng nhất

là việc lấy ý kiến của chính quyền và nhân dân để biết mức độ chấp thuận của cộng đồng;

+ Đánh giá tổng hợp địa điểm tiềm năng theo từng tiêu chí để lựa chọn địa điểm phù hợp nhất. Với mỗi tiêu chí đánh giá tổng hợp ta đƣa ra một ma trận so sánh mức độ yêu tiên của các địa điểm với nhau.

Thực hiện tuần tự các bƣớc với những đánh giá cho từng chỉ tiêu cụ thể ta sẽ thu đƣợc địa điểm nào phù hợp nhất để bố trí bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt.

CHƢƠNG III: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỰC NGHIỆM 3.1. Giới thiệu bài toán 3.1. Giới thiệu bài toán

Nền kinh tế càng phát triển, tốc độ đô thị hoá của các Thành phố ngày một nhanh, diện tích đất phi nông nghiệp ngày một nhiều, dẫn đến phát sinh lƣợng rác thải sinh hoạt ngày một lớn. Vậy việc xử lý rác thải sẽ diễn ra ở đâu? Đó là vấn đề mà các nhà quy hoạch sử dụng đất của mỗi thành phố cần tìm ra lời giải. Cụ thể ở đây là tìm bãi chôn lấp rác thải cho Thành phố Nam Định theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam [3], [4].

Chọn địa điểm bãi chôn lấp rác thải cho một thành phố là bài toán phân tích không gian phức tạp [2]. Nó đòi hỏi phải đánh giá đồng thời nhiều chỉ tiêu khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Để giải quyết bài toán này thì về phƣơng pháp luận, phân tích đa chỉ tiêu là một cách tiếp cận thích hợp nhất, và hệ thông tin địa lý (GIS) là công cụ hỗ trợ quyết định tốt nhất. Hệ thống sẽ giúp nhà quản lý lựa chọn vùng đất làm bãi chôn lấp rác phù hợp nhất.

Thành phố Nam Đinh hiện đang là đô thị loại 1 và là một trong những Thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất khu vực Đông Nam Bộ. Nhiều khu công nghiệp đƣợc xây mới, diện mạo cơ sở hạ tầng của thành phố cũng thay đổi từng ngày,… cùng với sự thay đổi lớn đó là nỗi lo về rác thải sinh hoạt. Mặc dù đã có nhiều đổi mới và tích cực trong công tác thu gom rác thải nhƣng với tốc độ đô thị hóa nhanh, khiến cho bãi rác của thành phố bị quá tải, dẫn đến xuất hiện ngày một nhiều các bãi rác tự phát không đảm bảo yêu cầu gây nên khó khăn cho công tác quản lý đất đai mà còn để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm môi trƣờng, nguồn nƣớc. Vì thế việc tìm vị trí và xây dựng một bãi rác thải đáp ứng đúng tiêu chuẩn với quy mô phù hợp là một vấn đề cấp thiết của thành phố [5].

Đối với bài toán tìm kiếm vị trí bố trí bãi chôn lấp rác thải mà đề tài nghiên cứu thì dữ liệu đầu vào bao gồm có bản đồ nền Thành phố Nam Định và các nhóm chỉ tiêu đánh giá nhƣ môi trƣờng, kinh tế, xã hội. Đầu ra là các bản đồ chỉ ra khu vực tiềm năng xây dựng bãi chôn lấp rác thải. Đề tài chọn giải pháp là hệ GIS thƣơng mại, trên cơ sở các công cụ có sẵn sau đó phát triển bổ sung mô đun chƣơng trình có khả năng đánh giá đa chỉ tiêu MCE (hình 3.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa ứng dụng trong hệ thông tin địa lý 04 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)