Trong kiểm sát các hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu Chế định kiểm sát viên Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 53 - 62)

Cùng với việc nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, viện kiểm sát các cấp cũng chú trọng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan tư pháp theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thường xuyên chú trọng, phát hiện để kiến nghị đối với các bản án, quyết định vi phạm pháp luật. Sáu tháng đầu năm 2007, Tòa án đã xét xử 386 vụ do Viện kiểm sát kháng nghị, chấp nhận kháng nghị 281 vụ tương ứng với 72,8%; giải quyết 85 vụ theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm, trong đó có 48 vụ do Viện kiểm sát kháng nghị.

Trong kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ, quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù, thực hiện nhiệm vụ theo luật định, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân đã kiểm sát 30.343 lần nhà tạm giữ, 18.747 lần nhà tạm giam. Qua kiểm sát, kiểm sát viên đã trình kiến nghị khắc phục vi phạm lên Viện kiểm sát để Viện kiểm sát có biện pháp giải quyết kịp thời.

Đối với công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính. Bộ luật Tố tụng dân sự 2005 có hiệu lực, quyền hạn của kiểm sát viên khi thực hiện hoạt động kiểm sát các vụ án trên thay đổi

theo hướng thu hẹp lại, không giữ quyền khởi tố vụ án, kiểm sát viên chỉ có quyền tham dự phiên tòa, phát biểu quan điểm giải quyết vụ án của viện kiểm sát, quyền kiểm sát sự tuân theo pháp luật của các đương sự... Kết quả đạt được là với 824 vụ Tòa án sơ thẩm các cấp xét xử, viện kiểm sát tham dự 284 vụ, kháng nghị phúc thẩm 15 vụ. ở tình tự phúc thẩm, tòa án xét xử 620 vụ, viện kiểm sát tham gia 372 vụ (số liệu tổng kết sáu tháng đầu năm 2007 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Với đổi mới về công tác kiểm sát giám đốc thẩm các vụ án dân sự do Tòa án giải quyết, tập trung giải quyết các đơn đề nghị giám đốc thẩm, xúc tiến xây dựng quy chế về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại, hành chính phù hợp với bộ luật tố tụng dân sự, công tác kiểm sát trong lĩnh vực này thực sự có những khởi sắc.

Trong công tác kiểm sát thi hành án, bảo đảm cho bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế, kịp thời, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, công tác kiểm sát thi hành án giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Phối hợp với các cơ quan hữu quan, tiến hành rà soát các vụ án chưa thi hành án phạt tù, nắm chắc các trường hợp hoãn thi hành án để thúc đẩy công tác thi hành án. Thông qua hoạt động kiểm sát, thực hiện quyền hạn theo ủy quyền của viện trưởng, kiểm sát viên được giao nhiệm vụ yêu cầu tòa án ra quyết định thi hành án đối với các trường hợp bị kết án có điều kiện thi hành nhưng chưa có quyết định thi hành án. Cùng với kiểm sát thi hành án phạt tù, viện kiểm sát các cấp tiến hành kiểm sát việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn và tiến hành kháng nghị những vi phạm pháp luật của Tòa án và cơ quan tổ chức liên quan đến việc thi hành án

Riêng đối với thi hành án dân sự, phối hợp với tòa án và cơ quan thi hành án, nắm chắc các bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, phân loại những trường hợp có điều kiện, những trường hợp không có điều kiện thi hành án yêu cầu thi hạn kịp thời, tăng cường kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động cưỡng chế thi hành án, hoãn thi hành án, thu chi tiền thi hành án...

Đối với công tác kiểm sát thi hành án, kiểm sát giam giữ cải tạo vẫn còn những tồn tại. Số lượng kháng nghị còn hạn chế về công tác thi hành án, kiểm sát chưa chặt chẽ việc thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế và hành chính, thậm chí để xảy ra trường hợp tòa án quên không ra quyết định thi hành án trong mười năm trời.

Tình trạng bị can bỏ trốn chưa được phát hiện và kiến nghị kịp thời, đầy đủ, số lần nhà tạm giam, tạm giữ, trại giam, cơ sở chữa bệnh có kết luận ít, chưa phát hiện hết vi phạm hoặc kiến nghị vi phạm thiếu cụ thể, thiếu thuyết phục. Việc để tình trạng tạm giam, tạm giữ quá hạn trung bình hàng năm từ 3% đến 5% là trách nhiệm của kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm sát thi hành án

Vấn đề thực hiện nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH về bồi thường cho người bị oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra cũng là khâu yếu.

Thời gian qua, tình trạng án oan sai và bồi thường án oán sai là vấn đề được dư luận quan tâm. Phát hiện, giải quyết oan sai, khôi phục quyền lợi hợp pháp cho người bị oan sai không chỉ dừng lại ở việc ra một bản án, một quyết định tuyên vô tội, thiệt hại về vật chất, tinh thần của họ rất cần được người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết thấu tình, đạt lý. Ví dụ trong "Kỳ án xuyên thế kỷ ở Cần Thơ" mà nhân vật trung tâm là kỹ sư Nguyễn Đình Chiến - Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh bất động sản Hải Phòng, trường hợp ông Võ Phi Sơn ở Vĩnh Long, ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình...

Trong hoạt động của kiểm sát viên có một vấn đề không thể không nhắc tới, đó là văn hoá xét xử của kiểm sát viên, đặc biệt tại các phiên toà.

Pháp luật hiện hành chưa có văn bản quy định về văn hóa ứng xử của kiểm sát viên. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển ngành kiểm sát nhân dân, không ít các tác giả, các công trình nghiên cứu về các lĩnh vực họat động thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các họat động tư pháp dưới nhiều góc độ và trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng luận bàn về văn hóa ứng xử của kiểm sát viên như là một yếu tố quan trọng trong nâng cao chất lượng và hiệu

quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành ở viện kiểm sát nhân dân các cấp thì hầu như chưa được đề cập và chưa được quan tâm đúng mức.

Thực tế đang tồn tại những điểm cần khắc phục xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử của kiểm sát viên. Nhiều kiểm sát viên xuất hiện tại phiên tòa cùng với hội đồng xét xử, khi đọc cáo trạng thì rời rạc, to nhỏ không đều, mất bình tĩnh khi tranh luận với luật sư hoặc người bào chữa, thậm chí nhiều kiểm sát viên con dùng những từ ngữ thiếu tôn trọng bị cáo như "y", " thị"...Vấn đề này cần được nhìn nhận một cách đúng đắn.

Trước khi có những sửa đổi, bổ sung của pháp luật về chức năng nhiệm vụ của kiểm sát viên, trước yêu cầu của công tác cải cách tư pháp, ngành kiểm sát nói chung và kiểm sát viên nói riêng phải thực hiện đổi mới và hoàn thiện về tổ chức cũng như các hoạt động cụ thể, nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Đối với thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra

Vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động kiểm sát điều tra của kiểm sát viên là phải quản lý được thông tin và xử lý các thông tin. Do đó, việc quản lý tin báo, tố giác tội phạm phải được thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời, định kỳ hoặc thường xuyên, đột xuất kiểm sát họat động của cán bộ điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra để phân tích, nghiên cứu kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Bên cạnh đó, thông qua công tác kiểm sát, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của công dân về hành vi phạm tội, thông qua báo cáo của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội phát hiện dấu hiệu tội phạm, nếu như đủ căn cứ pháp luật, quyết định khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố.

Viện kiểm sát nhân dân bố trí kiểm sát viên kiểm sát ngay từ đầu, sau khi có quyết định khởi tố. Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ kiểm sát điều tra phải chủ động đề ra yêu cầu điều tra với cơ quan điều tra và thường xuyên kiểm tra tiến độ giải quyết vụ án, kiểm tra chứng cứ thu thập qua từng giai đoạn, không thụ động chờ cơ quan điều tra kết thúc điều tra mới trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hoặc đình chỉ vụ án.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong giai đoạn xét xử vụ án, kiểm sát viên đồng thời thực hiện hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử. Như đã trình bày, quy định này làm giảm phần nào hiệu quả hai hoạt động của kiểm sát viên. Trước khi có sự thay đổi từ phía các nhà lập pháp, người kiểm sát viên phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, thực hiện đúng, đủ chức năng nhiệm vụ quyền hạn. Thực hành quyền công tố là nhằm việc truy tố của viện kiểm sát đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không gây oan sai cho người vô tội. kiểm sát xét xử là đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.

Để đảm bảo quyền công tố trước tòa có hiệu quả, kiểm sát viên trước khi tham gia phiên tòa phải kiểm tra, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm vững sự việc phạm tội, các chứng cứ chứng minh tội phạm, phải tổng hợp, đối chiếu bản kết luận điều tra, cáo trạng với các chứng cứ để phát hiện tình tiết mâu thuẫn, đề xuất bổ sung hoặc xác minh khi cần thiết.

Sự tham gia của kiểm sát viên tại phiên tòa với vai trò ủy viên công tố được pháp luật ghi nhận trong luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh kiểm sát viên và trong Bộ luật Tố tụng hình sự (khoản 3 điều 209, điều 217, điều 218), điều 22, 23, 24 của Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự ban hành kèm theo Quyết định 126/2004/QĐ- VKSNDTC ngày 16 tháng 09 năm 2004.

Xét hỏi là quá trình làm rõ chứng cứ thu thập trong quá trình điều tra. Ngoài việc lắng nghe, ghi chép, nắm được nội dung các câu hỏi của Hội đồng xét xử, nội dung các câu trả lời của bị cáo và người tham gia tố tụng, kiểm sát viên phải xác định các câu hỏi và câu trả lời đã làm rõ tình tiết nêu trong cáo trạng và xác định những câu hỏi thêm để làm sáng tỏ hành vi của bị cáo, nắm chắc chứng cứ quan trọng của vụ án.

Trong phần luận tội, thực chất là bảo vệ quan điểm của viện kiểm sát, góp phần giúp Hội đồng xét xử quyết định một bản án đúng người, đúng tội. Bản luận tội là sự buộc tội chính thức cuối cùng của kiểm sát viên trước khi sang phần tranh luận, nó cần phải có tính thuyết phục cao, thu hút sự chú ý của Hội đồng xét xử. Để làm được điều đó, kiểm sát viên phải chuẩn bị cho mình bản dự thảo luận tội trong giai đoạn nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị thực hành quyền công tố với hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật.

Bước sang phần tranh luận, tranh luận là thủ tục bắt buộc của kiểm sát viên tại phiên tòa. Muốn tranh luận có hiệu quả, bảo vệ tốt quan điểm của cáo trạng, đòi hỏi người kiểm sát viên phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của phiên tòa, ghi chép đầy đủ lập luận của luật sư và người tham gia tố tụng, chuẩn bị nội dung tranh luận, chấp nhận hay bác bỏ quan điểm bào chữa không đúng với sự thật vụ án. Tranh luận của kiểm sát viên không chỉ là buộc tội, mà phải chú ý cả phần gỡ tội. Ngoài ra, quá trình tranh luận của kiểm sát viên phải đảm bảo được tính dân chủ, đảm bảo sự tham gia của luật sư, người bào chữa trong quá trình tranh luận. Kết quả tranh luận tại phiên tòa sẽ quyết định tới phán quyết của tòa án.

Đối với nhiệm vụ kiểm sát xét xử, kiểm sát viên phải nhận thức đúng đối tượng để kiểm sát là hoạt động xét xử của tòa án và việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng, căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thực hiện hoạt động kiểm sát. Trên cơ sở đó, kiểm sát viên xác định rõ các quy định tiến hành kiểm sát là trước, trong và sau phiên tòa. Đặc biệt là thời gian sau phiên tòa, kiểm sát viên chú ý kiểm sát việc tòa án ra bản án, quyết định, gửi hồ sơ có kháng cáo, kháng nghị lên cấp phúc thẩm. Kiểm sát viên cần thực hiện tốt việc kháng nghị, vì đây là một trong những hành vi tố tụng quan trọng trong kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Riêng vấn đề ủy quyền công tố, trước khi bộ luật Tố tụng hình sự có sự thay đổi theo hướng đảm bảo tính độc lập cao hơn của cán bộ tố tụng, theo ông Phạm Hồng Hải - chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội "ngay từ đầu, Viện

kiểm sát tối cao phải xác định vụ án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh nào rồi yêu cầu kiểm sát viên cấp tỉnh đó giúp việc cho kiểm sát viên viện kiểm sát tối cao khi ra tòa, kiểm sát viên đó có thể nắm chắc vấn đề để bảo vệ cáo trạng. Hoặc kiểm sát viên tối cao có thể ngồi ghế công tố ở những phiên tòa cấp dưới, lên phúc thẩm thì thay bằng kiểm sát viên cao cấp khác".

Kiểm sát thi hành án

Kiểm sát thi hành án nhằm mục đích đảm bảo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án được thi hành trên thực tế. Kiểm sát viên làm công tác thi hành án phải chủ động lập hồ sơ, sổ theo dõi người bị kết án ngay từ khi bản án sơ thẩm được xét xử, phối hợp với tòa án, cơ quan thi hành án, chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật để quản lý chặt chẽ tình hình chấp hành pháp luật, tổ chức thi hành án ở địa phương đạt kết quả cao, đúng pháp luật.

Đảm bảo tốt hơn chất lượng thi hành án, kiểm sát viên cần kiểm sát chặt chẽ việc Toà án ra quyết định thi hành án phạt tù khi bản án đã có hiệu lực pháp luật; việc Tòa án gửi bản án cho cơ quan thi hành án; kiểm sát nội dung quyết định thi hành án của Tòa án, cơ quan thi hành án có phù hợp với bản án, quyết định của tòa án đã tuyên hay không; kiểm sát các quyết định của chấp hành viên có nội dung về thi hành án đảm bảo cho việc thi hành án trên thực tế.

Kiểm sát viên phải sử dụng có hiệu quả những biện pháp pháp lý mà luật định cho kiểm sát thi hành án để xác định vi phạm, kết luận vi phạm, nguyên nhân và trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan trong vi phạm pháp luật. Trên cơ sở đó kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục sửa chữa vi phạm pháp luật hoặc xử lý người có vi phạm kịp thời, triệt để.

Kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ, quản lý người chấp hành án phạt

Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ, quản lý người chấp hành án phạt tù cần tăng cường và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm sát thường kỳ và bất thường ở nhà tạm giam, tạm giữ, trại giam tăng cường

Một phần của tài liệu Chế định kiểm sát viên Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w