Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với luật sư

Một phần của tài liệu Chế định kiểm sát viên Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 38)

Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, được Bộ tư pháp công nhận quyền tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác (khi có đủ tiêu chuẩn theo luật định) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Khác với ba mối quan hệ trên, mối quan hệ giữa luật sư và kiểm sát viên là quan hệ giữa hai chức danh tư pháp có những khác biệt cơ bản. Nếu như kiểm sát viên đại diện cho quyền lực nhà nước, thực hiện quyền công tố theo ủy quyền của viện trưởng, tức là người buộc tội, thì luật sư là người đại diện cho người bị kiểm sát viên truy tố (thân chủ), là người “gỡ tội”, bảo vệ cho thân chủ của mình tại phiên tòa. Mối quan hệ này thể hiện khá rõ trong quá trình tranh

luận tại phiên tòa. Quan điểm của kiểm sát viên và của Luật sư được thể hiện sẽ giúp hội đồng xét xử có cái nhìn toàn diện, khách quan chính xác, phát huy tốt nhất vai trò “trọng tài” của mình khi giải quyết vụ án. Sự có mặt thường xuyên của luật sư tại các buổi hỏi cung sẽ khắc phục được những vi phạm tố tụng, tránh được tình trạng phản cung của bị cáo tại phiên tòa, có những vụ án nhiều tình tiết mới được luật sư phát hiện và được điều tra bổ sung góp phần rất lớn vào việc xét xử đúng người đúng tội của tòa án. Những hoạt động này của Luật sư đã hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động kiểm sát của kiểm sát viên tại tòa, phát huy được khả năng của mình khi thực hiện quyền công tố.

Như vậy, luật sư và kiểm sát viên có mối quan hệ hỗ trợ bổ sung trong việc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và bảo vệ pháp chế. Chính điều này đã và đang góp phần hình thành đội ngũ kiểm sát viên, luật sư tinh thông nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

Chương 2

Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chế định kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

Thực hiện trong công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết

08/2002/NQ-TW ngày 02 tháng 09 năm 2002 và Nghị quyết 48/2005/NQ-TW, Nghị quyết 49/2005/NQ-TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị, Viện kiểm sát nhân dân đang đẩy mạnh công tác xây dựng ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố. Là chức

danh chuyên môn, trực tiếp thực hiện chức năng của Viện kiểm sát, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân là người đại diện cho công lý, nhân danh quyền lực nhà nước bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, vai trò của kiểm sát viên ngày càng được khẳng định trong "đời sống pháp đình" nói riêng và trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung. Gần năm mươi năm hình thành và phát triển, chế định kiểm sát viên đã thể hiện được tính ưu việt của mình và đang từng bước hoàn thiện. Nghiên cứu tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế từ đó có những giải pháp hoàn thiện chế định kiểm sát viên là góp phần vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp: xây dựng đội ngũ kiểm sát viên tinh thông nghiệp vụ, trong sạch vững mạnh, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa, có tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Chế định kiểm sát viên Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 38)