3. Cơ sở lý thuyết của luận án
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền của người tiêu dùng trong
2.1.3. Quyền sửa đổi và hủy bỏ hợp đồng do lỗi kỹ thuật
Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc hình thành giao dịch điện tử là sai sót trong quá trình trao đổi và nhập dữ liệu. Những sai lầm có thể dễ dàng xảy ra do sự tự động hóa và tốc độ trong môi trường Internet. Do giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử nên có những trường hợp mà NTD do thiếu kiến thức, trình độ về công nghệ hoặc do bất cẩn mà nhập sai thông tin về hàng hóa mà mình muốn mua. Bên cạnh đó, việc mua hàng hoá, dịch vụ thông qua hệ thống thông tin tự động cũng đem tới rủi ro lớn cho NTD khi không thể trao đổi với người bán một cách trực tiếp để tham khảo thêm thông tin về hàng hoá, dịch vụ mình muốn mua cũng như dễ dàng khắc phục nếu NTD bị nhầm lẫn khi mua hàng. Đối với việc NTD nhập sai thông tin do thao tác kỹ thuật không đúng hoặc do bất cẩn là trường hợp hay xảy ra khi một bên là hệ thống thông tin tự động và NTD không có khả năng sửa chữa sai lầm của mình, ví dụ như nhập sai số lượng hàng hoá muốn mua, NTD muốn mua 1 sản phẩm thì nhập thành 11 sản phẩm…. Khi đó, mục đích của việc giao dịch đã không còn như mong muốn của NTD, đòi hỏi phải có một cơ chế nhằm khắc phục những lỗi kỹ thuật, bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của NTD. Theo Điều 32 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 thì NTD có quyền đơn phương chấm dứt
38 Báo Lao động, Nhức nhối tình trạng thông tin cá nhân bị rao bán công khai trên mạng, nguồn: https://laodong.vn/kinh-te/nhuc-nhoi-tinh-trang-thong-tin-ca-nhan-bi-rao-ban-cong- khai-tren-mang-809337.ldo ngày truy cập 10/12/2021.
hợp đồng khi nhập sai thông tin gửi vào trang thông tin điện tử bán hàng mà trang này không cung cấp khả năng sửa đổi thông tin nếu thông báo kịp thời cho người bán biết về thông tin nhập sai của mình và người bán đã xác nhận việc nhận được thông báo đó đồng thời NTD phải trả lại hàng hóa đã nhận nhưng chưa sử dụng. Quy định này chủ yếu nhắm tới giải quyết hậu quả của việc nhập sai thông tin bằng cách trao quyền cho NTD được đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải đợi người bán xác nhận việc nhận được thông báo nhập sai thông tin của NTD. Vậy câu hỏi đặt ra sẽ như thế nào nếu người bán không xác nhận, NTD có quyền trả lại hàng hay không? Cụ thể hơn đối với trường hợp NTD nhập sai thông tin khi trao đổi với hệ thống thông tin tự động nhưng hệ thống này không hỗ trợ cho NTD sửa laị lỗi thì NTD có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử39 có lỗi nếu đáp ứng hai điều kiện: Một là ngay khi biết có lỗi, NTD phải thông báo cho bên kia về lỗi và nêu rõ đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này; Hai là NTD vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa, dịch vụ nhận được từ bên kia40. Quy định về lỗi nhập thông tin trong NĐ 52/2013/NĐ-CP đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho NTD khi không còn yêu cầu cụ thể về điều kiện bên bán phải xác nhận nhưng lại gây tù mù khi xác định quyền của NTD là rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi, liệu có thể hiểu đây là “rút lại” và “huỷ bỏ” chứng từ điện tử có lỗi không, đồng thời phạm vi của quy định này chỉ hạn chế trong trường hợp NTD giao dịch với hệ thống thông tin tự động chứ không bao quát như quy định trong Luật Công nghệ thông tin khi mở rộng việc nhập dữ liệu sai trên trang thông tin điện tử bán hàng. Tóm lại, quy định trong Luật Công nghệ thông tin hay NĐ 52/2013/NĐ-CP đều hướng tới việc đưa ra kết cục của việc nhập sai thông tin
39 Xem Khoản 3 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP: Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.
đó là huỷ bỏ hợp đồng mà chưa đưa ra được giải pháp để NTD có thể phòng tránh cũng như NTD sẽ phải làm gì tiếp theo nếu hợp đồng bị huỷ bỏ? Họ trả lại hàng hoá, dịch vụ và được thương nhân hoàn tiền theo phương thức như thế nào khi họ mua sản phẩm qua sàn giao dịch TMĐT hay chủ thể nào đảm bảo quyền lợi cho NTD trong trường hợp này.